Tầm quan trọng của DRAM trên ổ SSD

Khi mua ổ SSD mới, người dùng có thể đã gặp phải những thuật ngữ như "DRAM" hay "DRAM-less" tạo ra cảm giác bối rối khi máy tính đã có RAM riêng.
Trong thực tế, ổ SSD có chip nhớ DRAM chuyên dụng ảnh hưởng đến hiệu suất và tuổi thọ của nó, bao gồm các hoạt động như bộ nhớ đệm cho dữ liệu thường xuyên truy cập. Chip này lưu trữ bản đồ kỹ thuật số về vị trí dữ liệu trên các ô nhớ flash NAND, giúp bộ điều khiển SSD truy xuất dữ liệu nhanh chóng mà không cần tìm kiếm toàn bộ ổ đĩa.
Ngược lại, nhiều nhà sản xuất tiết kiệm chi phí SSD bằng cách loại bỏ DRAM, tuy nhiên chúng vẫn cần một phương pháp lưu trữ bản đồ dữ liệu, thường trên bộ nhớ flash NAND chậm hơn hoặc thông qua tính năng
SSD không có DRAM bỏ qua chip nhớ này để giảm chi phí, nhưng vẫn cần một phương pháp lưu trữ bản đồ dữ liệu, thường là trên bộ nhớ flash NAND chậm hơn hoặc thông qua tính năng Host Memory Buffer (HMB). HMB cho phép SSD sử dụng một phần nhỏ DRAM của máy tính để hỗ trợ quá trình này.
Liệu thực sự cần ổ SSD có DRAM?
Nếu ưu tiên hiệu suất, ổ SSD có DRAM sẽ mang lại hiệu năng vượt trội, đặc biệt trong các tác vụ truy cập ngẫu nhiên và đa nhiệm. Mặc dù ổ SSD không có DRAM vẫn làm việc tốt cho việc truyền tệp tuần tự, nhưng hiệu suất sẽ giảm khi xử lý khối lượng công việc phức tạp. Hơn nữa, ổ SSD có DRAM thường có độ bền cao hơn nhờ vào quy trình cân bằng hao mòn giúp kéo dài tuổi thọ ổ đĩa.
Tuy nhiên, việc lựa chọn ổ SSD có DRAM phụ thuộc vào HMB cũng cần được chú ý, đặc biệt khi đã có một số vấn đề liên quan đến tính năng này xuất hiện gần đây. Một bản cập nhật Windows 11 vào cuối năm 2024 đã gây ra lỗi màn hình xanh chết chóc (BSOD) trên một số ổ 2 TB của Western Digital và SanDisk do xung đột với phương pháp phân bổ bộ nhớ mới. Mặc dù đã có bản cập nhật firmware để khắc phục vấn đề nhưng một số người dùng vẫn gặp sự cố.
Trong khi đó, ổ SSD có DRAM cũng chứa nhược điểm, như giá thành cao hơn vài trăm nghìn đồng và tiêu thụ điện năng lớn hơn do cần truy xuất và ghi dữ liệu liên tục. Do đó, lựa chọn giữa hai loại ổ SSD này nên dựa vào nhu cầu và ngân sách. Nếu là người dùng chuyên nghiệp, thực hiện các tác vụ như chỉnh sửa video hoặc sử dụng AutoCAD, ổ SSD có DRAM là lựa chọn tốt. Ngược lại, nếu có ngân sách hạn chế và chỉ thực hiện các tác vụ ít đòi hỏi tốc độ, ổ SSD không có DRAM sẽ là sự lựa chọn hợp lý.