Nhảy đến nội dung
 

Tại sao có những người trẻ mãi không già?

Không ai nghĩ người phụ nữ nhỏ nhắn, dáng đi nhanh nhẹn đã sống qua hai thế kỷ. Sau bữa ăn, cụ dành vài giờ chăm sóc vườn rau nhỏ phía sau nhà, nơi có những luống cải, cà tím và hành tươi mọc đều tăm tắp.

Khi nhóm nghiên cứu Okinawa Centenarian Study đến thăm và phỏng vấn, họ kinh ngạc trước tình trạng sức khỏe của cụ Kamada. Chỉ số viêm trong máu bà cụ ở mức cực thấp, tương đương người độ tuổi 60. Cụ không mắc tiểu đường, tim mạch, Alzheimer hay bất kỳ bệnh mạn tính phổ biến nào.

"Chúng tôi không thể tìm thấy dấu hiệu lão hóa ở cấp độ sinh học như vẫn thường thấy ở người cùng tuổi", một nhà nghiên cứu chia sẻ.

Cụ Kamada không phải là trường hợp cá biệt. Trong suốt hơn 40 năm nghiên cứu, nhóm Okinawa Centenarian Study đã khảo sát hơn 1.000 người sống trên 100 tuổi tại đảo này và phát hiện điểm chung: phần lớn họ đều mang biến thể gene FOXO3A - một trong những gene có liên quan chặt chẽ đến tuổi thọ ở người.

Theo báo cáo đăng trên tạp chí Science Advances, biến thể giúp tăng cường khả năng sửa chữa DNA, điều hòa chuyển hóa và kháng viêm trong tế bào, từ đó làm chậm tiến trình lão hóa.

FOXO3A không chỉ là "gene trường thọ" của người Okinawa. Nhiều nghiên cứu độc lập tại Mỹ, Đức và Italy cũng ghi nhận biến thể này xuất hiện phổ biến hơn ở nhóm người sống thọ đặc biệt (supercentenarians). Gene hoạt động như một công tắc di truyền kích hoạt hệ thống phòng thủ nội bào, bao gồm các enzyme chống oxy hóa và cơ chế tự chết tế bào có kiểm soát (apoptosis), giúp loại bỏ các tế bào hỏng hóc trước khi chúng trở thành ung thư hoặc gây viêm mạn tính.

Bên cạnh FOXO3A, một gene khác cũng được quan tâm là LMNA. Đây là gene mã hóa protein lamins A/C, đóng vai trò giữ ổn định cấu trúc nhân tế bào. Một số biến thể LMNA là nguyên nhân gây ra hội chứng lão hóa sớm progeria, nhưng các phiên bản ổn định của gene này lại được ghi nhận ở nhóm người sống thọ, giúp tế bào duy trì khả năng phân chia mà không bị lỗi. Nghiên cứu đăng trên Nature năm 2014 cho thấy những người 90 tuổi không mắc bệnh mạn tính có telomere dài hơn và ít biểu hiện đột biến ở LMNA.

Khái niệm tuổi sinh học (biological age) ngày nay được các nhà khoa học sử dụng song song với tuổi theo năm sinh (chronological age), nhằm phản ánh chính xác hơn mức độ lão hóa thực sự của cơ thể. Tuổi sinh học được tính dựa trên các dấu hiệu sinh học như mức độ methyl hóa DNA, chiều dài telomere, chỉ số viêm trong máu và các chỉ số trao đổi chất. Những người có tuổi sinh học thấp hơn tuổi thật thường có sức khỏe tốt, ít bệnh tật và khả năng phục hồi tế bào cao hơn.

Một số người 90 tuổi nhưng tế bào hoạt động như người 60, nhờ hệ gene ưu việt kết hợp lối sống lành mạnh. Ở Okinawa, các chỉ số methyl hóa DNA của người cao tuổi thường thấp hơn so với chuẩn trung bình toàn cầu, phản ánh quá trình lão hóa sinh học chậm.

Nghiên cứu của PLOS Genetics năm 2022 chỉ ra rằng microbiome đường ruột ở nhóm sống thọ có vai trò tương tác tích cực với các gene như FOXO3, từ đó duy trì hệ miễn dịch ổn định và giảm phản ứng viêm toàn thân.

Trên thế giới, một số trường hợp đặc biệt khác cũng làm sáng tỏ mối liên hệ giữa gene và tuổi thọ. Jeanne Calment, người Pháp, sống đến 122 tuổi, được xác định có biến thể FOXO3A cùng một biến thể APOE2, loại gene giúp bảo vệ tế bào thần kinh khỏi stress oxy hóa. Trong khi đó, Misao Okawa, cụ bà Nhật Bản qua đời ở tuổi 117, được cho là có gene SIRT1 hoạt động ở mức cao, hỗ trợ sửa chữa DNA và điều hòa chuyển hóa lipid.

Dù gene đóng vai trò nền tảng, các chuyên gia nhấn mạnh môi trường sống, thói quen ăn uống, vận động và trạng thái tinh thần cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tốc độ lão hóa. Các công ty công nghệ sinh học như Calico (do Google hậu thuẫn) hay Altos Labs đang tìm cách can thiệp trực tiếp vào các gene như FOXO3 và LMNA để trì hoãn quá trình lão hóa thông qua liệu pháp tái lập trình tế bào. Tuy nhiên, các phương pháp này vẫn trong giai đoạn thử nghiệm và chưa được áp dụng rộng rãi.

Từ câu chuyện của cụ Kamada và các trường hợp sống thọ khác, các nhà khoa học nhận định "đi ngược lão hóa" không còn là viễn tưởng. Gene là một phần quan trọng, nhưng chính sự kết hợp giữa yếu tố di truyền và lối sống mới thực sự tạo nên bí quyết trường thọ bền vững.

Thục Linh (Theo BBC, Nature)

 
 
 
logo
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI ĐẠI SÀN

GPĐKKD: 0103884103 do sở KH & ĐT TP Hà Nội cấp lần đầu ngày 29/06/2009.

Địa chỉ: Gian số L4-07 tầng 4, nơ-2 - Gold Season,  47 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội

MIỀN BẮC

Địa chỉ Showroom: D11-47 KĐT Geleximco Lê Trọng Tấn, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại  Điện thoại: 1900 98 98 36

MIỀN NAM

Địa chỉ VPGD: 57/1c, Khu phố 1, Phường An Phú Đông, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại  Email: info@daisan.vn