Nhảy đến nội dung

Sau sáp nhập tỉnh thành, người dân phải sớm thích nghi với thay đổi về địa chỉ, tên gọi...

Người dân cần phải nắm vững tên cơ quan, tỉnh thành... sáp nhập, tinh gọn để có thể chọn đúng tài khoản chính chủ, thuận lợi hơn cho giao dịch trên mạng.

Lãnh đạo Trung tâm Chuyển đổi số TP.HCM cho biết đang khẩn trương triển khai và hoàn thành từng hạng mục theo kế hoạch đảm bảo vận hành các hệ thống thông tin của TP.HCM, tỉnh Bình Dương, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sau khi hợp nhất.

Tên gọi các cơ quan mới, tên tỉnh thành mới sau sáp nhập, tinh gọn sẽ có rất nhiều thay đổi.

Khẩn trương hoàn thành các hệ thống liên thông

Tuy nhiên, việc đầu tiên phải là liên thông dữ liệu, các hệ thống của các đơn vị sau sáp nhập. Theo đó, trong giai đoạn 1 (hầu hết hoàn thành trước thời điểm sáp nhập) sẽ tập trung đảm bảo các hệ thống thiết yếu để vận hành các hệ thống thông tin tại các phường, xã, đặc khu.

Chẳng hạn, sau khi hoàn thành việc cấp mã định danh cho các đơn vị hành chính cấp xã mới từ hai tỉnh nêu trên, hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính hợp nhất sẽ được vận hành thử nghiệm tại một số đơn vị.

Sau đó sẽ đánh giá và triển khai cho các đơn vị còn lại... Các hệ thống khác cũng sẽ được tập trung hoàn thiện như: đăng nhập một lần (Single Sign-On - SSO), họp không giấy, app Chính quyền số...

Bên cạnh đó, Trung tâm Chuyển đổi số TP.HCM cũng đang tổng hợp tình hình, hiện trạng trung tâm dữ liệu của các tỉnh Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu để có phương án liên thông, kết nối, chia sẻ giữa các hệ thống thông tin, đồng thời đề xuất phương án lưu trữ dữ liệu (tập trung, phân tán) phù hợp với tình hình thực tế và năng lực xử lý của trung tâm dữ liệu.

Giai đoạn 2 sẽ là vận hành, quản trị TP.HCM trên môi trường số, dự kiến hoàn thành cuối năm nay. 

Mục tiêu kế hoạch nêu trên, theo đại diện Trung tâm Chuyển đổi số TP.HCM, là nhằm đảm bảo người dân, doanh nghiệp và các bên liên quan có thể truy cập, khai thác các hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu trên một giao diện thống nhất, đồng bộ, dễ sử dụng và đảm bảo an toàn, an ninh thông tin và bảo mật dữ liệu.

Cập nhật ngay tên gọi các cơ quan mới

Trong khi đó, nhiều cơ quan nhà nước các cấp cũng đã chủ động thay đổi thông tin trên các nền tảng công nghệ số, bao gồm các tài khoản chính thức (Official Account - gọi tắt là OA) trên ứng dụng Zalo để dễ dàng tương tác với người dân. 

Chẳng hạn, Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực đã đổi thành Cục Hành chính, tư pháp; Tổng cục Thuế thành Cục Thuế; Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hà Nội đổi thành Sở Tài chính TP Hà Nội; Công an TP Bắc Giang thành Công an phường Trần Phú, tỉnh Bắc Giang; Cục Thuế tỉnh Tiền Giang thành Tiền Giang - Chi cục Thuế khu vực XVII; Bảo hiểm xã hội tỉnh Bình Dương thành Bảo hiểm xã hội khu vực IV...

Việc sáp nhập, thay đổi thông tin của các đơn vị hành chính trên cả nước sẽ dẫn đến nhiều thay đổi thông tin của các trang Zalo OA. Nắm được những thông tin thay đổi sẽ giúp người dân tiếp cận được nguồn thông tin chính thống, hạn chế nỗi lo về tin giả hay đối tượng lừa đảo giả mạo khi nhận thấy tên OA cũ đã thay đổi.

Tính đến hết năm 2024 có hơn 17.000 Zalo OA của các cơ quan nhà nước và đơn vị tiện ích từ trung ương đến địa phương trên nền tảng Zalo, phục vụ người dân trên cả nước với hơn 40,7 triệu lượt theo dõi. 

Zalo OA là những kênh thông tin chính thống, mở ra không gian kết nối với quần chúng nhân dân vừa duy trì chức năng thông tin, tuyên truyền vừa giúp người dân tương tác, phản ảnh, góp ý và kiến nghị một cách dễ dàng, hiệu quả.

 
logo
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI ĐẠI SÀN

GPĐKKD: 0103884103 do sở KH & ĐT TP Hà Nội cấp lần đầu ngày 29/06/2009.

Địa chỉ: Gian số L4-07 tầng 4, nơ-2 - Gold Season,  47 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội

MIỀN BẮC

Địa chỉ Showroom: D11-47 KĐT Geleximco Lê Trọng Tấn, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại  Điện thoại: 1900 98 98 36

MIỀN NAM

Địa chỉ VPGD: 57/1c, Khu phố 1, Phường An Phú Đông, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại  Email: info@daisan.vn