
TPO - Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương hai cấp được Thủ tướng duyệt hôm 14/4 bãi bỏ cấp huyện - cấp trung gian. Cả nước sẽ còn 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương.
Câu trả lời đúng là đáp án B: Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương hai cấp được Thủ tướng duyệt hôm 14/4 bãi bỏ cấp huyện - cấp trung gian. Mô hình thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, thị xã, quận, huyện và thị trấn hiện tại cũng không còn. Ban Chấp hành Trung ương thống nhất giảm số đơn vị hành chính cấp tỉnh trên cả nước từ 63 xuống 34, trong đó có 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương. Hiện cả nước có 84 thành phố trực thuộc tỉnh, 53 thị xã và hai thành phố trực thuộc thành phố trung ương (Thủ Đức và Thủy Nguyên). Tất cả đều được xác định là đơn vị hành chính cấp huyện theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương.
Câu trả lời đúng là đáp án C: Tỉnh Đắk Lắk rộng hơn 13.000 km2 với 1,93 triệu dân. Theo số liệu của Cục Thống kê Đắk Lắk, tỉnh này hiện có 49 dân tộc đang cư trú, đông nhất cả nước. Trong đó, người Kinh chiếm 70% dân số; tiếp đó là người Êđê 18%, người Nùng 4%, người Tày hơn 2%, người Mông hơn 2,1%. Sự đa dạng mang đến cho Đắk Lắk những giá trị văn hóa phong phú. Địa phương này được xem là "cái nôi" của nhiều lễ hội truyền thống của đồng bào Êđê, M'nông, Gia Rai như: lễ hội cồng chiêng, lễ đâm trâu, đua voi mùa xuân. Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, trong đó có Đắk Lắk được công nhận là kiệt tác truyền khẩu và di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
Câu trả lời đúng là đáp án A: Từ ngày 20-22/4, tỉnh Đắk Lắk triển khai lấy ý kiến cử tri về việc sáp nhập tỉnh và chính quyền cấp xã. Theo đó, các cán bộ xã, phường, thôn, buôn sẽ phát phiếu khảo sát cho người dân về phương án sáp nhập tỉnh Phú Yên với Đắk Lắk lấy tên tỉnh Đắk Lắk và phương án sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn.
Câu trả lời đúng là đáp án B: Hai tỉnh, Đắk Lắk và Phú Yên vừa thông qua Dự thảo Đề án sắp xếp tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Phú Yên. Theo đó, sau khi hợp nhất hai tỉnh, Đắk Lắk mới sẽ rộng thứ 3 cả nước và có 101 đơn vị hành chính trực thuộc. Trong số 101 đơn vị hành chính trực thuộc, có 67 đơn vị ở tỉnh Đắk Lắk hiện nay và 34 đơn vị từ tỉnh Phú Yên. Trung tâm hành chính - chính trị của tỉnh Đắk Lắk mới được giữ nguyên như của tỉnh Đắk Lắk hiện tại.
Câu trả lời đúng là đáp án A: Theo Cổng thông tin tỉnh Cà Mau, sau ngày thống nhất đất nước, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ra nghị định hợp nhất một số tỉnh ở miền Nam. Hai tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu sáp nhập thành tỉnh Minh Hải, với hai thị xã Minh Hải, Cà Mau và bảy huyện: Vĩnh Lợi, Hồng Dân, Giá Rai, Châu Thành, Thới Bình, Trần Văn Thời, Ngọc Hiển. Minh Hải nằm ở cực Nam, phía bắc giáp tỉnh Hậu Giang và Kiên Giang, phía đông nam giáp biển Đông, phía tây giáp vịnh Thái Lan. Tới cuối năm 1996, Quốc hội khoá IX đã phê chuẩn việc tách tỉnh Minh Hải ra làm hai tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu. Sáp nhập tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Cà Mau năm 2025 theo Nghị quyết 60 trung tâm chính trị hành chính dự kiến đặt tại tỉnh nào? Ngày 12/04/2025, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký ban hành Nghị quyết 60-NQ/TW năm 2025 của Hội nghị lần thứ 11 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII với 12 nội dung quan trọng; kèm theo nghị quyết là danh sách tên gọi các tỉnh, thành phố và trung tâm chính trị - hành chính (tỉnh lỵ) của 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh, cụ thể các tỉnh lỵ. Theo đó, dự kiến hợp nhất tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Cà Mau, lấy tên là tỉnh Cà Mau, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Cà Mau hiện nay.
Câu trả lời đúng là đáp án A: Tháng 9/1975, tỉnh Nghĩa Bình được hình thành trên cơ sở sáp nhập hai tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định. Khi đó, Nghĩa Bình có một thành phố là Quy Nhơn, một thị xã và 20 huyện. Đến tháng 6/1989, tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định được tái lập.
Kết quả
Bạn hãy chăm chỉ hơn nhé!
điểm