Nhảy đến nội dung
 

Sau bữa cơm, khách nói “để bạn tốn kém quá”, người thường đáp “không đáng bao nhiêu đâu”, người EQ cao trả lời khiến đối phương mát lòng

Một tình huống đơn giản sau bữa ăn có thể cho thấy sự khác biệt rõ ràng giữa người có EQ cao và những người khác.

Trong cuộc sống thường ngày, có những tình huống tưởng chừng nhỏ nhặt nhưng lại phản ánh rõ rệt trình độ giao tiếp, sự tinh tế và chỉ số trí tuệ cảm xúc (EQ) của mỗi người. Một trong số đó chính là khoảnh khắc sau bữa ăn, khi vị khách lịch sự nói: “Để bạn tốn kém quá!”

Đây là một câu nói phổ biến trong văn hóa giao tiếp của người Việt, thể hiện sự tế nhị và lòng cảm kích khi được mời dùng bữa. Tuy nhiên, cách đáp lại câu nói này lại là một bài kiểm tra không lời về sự khéo léo trong ứng xử. Cách bạn trả lời câu nói đó sẽ cho thấy bạn là người EQ thấp hay cao.

Không ít người khi ở trong tình huống này, vì nghĩ đơn giản nên thường đáp lại một cách vô tư: “Không đáng bao nhiêu đâu” hay “Chuyện nhỏ ấy mà.” Tuy những lời này có vẻ vô tư, thậm chí thiện chí nhưng vô tình khiến khách cảm thấy mình mang ơn, thậm chí có phần khách sáo hoặc... bị xem nhẹ sự hiện diện. Những lời đối đáp này không sai nhưng chưa đủ tinh tế bởi giao tiếp không chỉ là thông tin mà còn là cảm xúc. Một lời nói thiếu cân nhắc có thể khiến một cử chỉ tốt đẹp mất đi phần nào giá trị.

Ngược lại, người có EQ cao sẽ trả lời một cách khôn ngoan, vừa khiến khách thoải mái, vừa thể hiện sự trân trọng mối quan hệ: “Miễn bạn vui là được!” hay “Được gặp bạn là quý rồi, bữa ăn có là gì!”

Những câu trả lời này thể hiện sự chân thành, khéo léo và đề cao cảm xúc của người đối diện, biến lời cảm ơn bình thường thành một khoảnh khắc gắn kết. Người EQ cao hiểu rằng, một lời đáp không nên chỉ phản ánh giá trị bữa ăn, mà quan trọng hơn là thể hiện sự coi trọng mối quan hệ, làm người khác cảm thấy được trân trọng. EQ cao ở đây không phải là khéo léo để “lấy lòng” người khác, mà là thấu hiểu cảm xúc, biết đặt mình vào vị trí người đối diện để phản hồi một cách chân thành và hợp tình hợp lý.

Câu chuyện sau bữa ăn là một ví dụ nhỏ trong hàng nghìn tình huống giao tiếp thường ngày. Nhưng chính từ những điều nhỏ nhặt ấy lại giúp chúng ta rèn luyện được khả năng quan sát, thấu cảm và phản ứng phù hợp. Đây là những yếu tố cấu thành chỉ số EQ. Không ai sinh ra đã có EQ cao mà đó là kết quả của sự luyện tập và ý thức quan sát trong cuộc sống. 

Thực tế đã cho thấy, người có EQ cao thường không phải là người nói nhiều, mà là người nói đúng. Họ không dùng lời hoa mỹ, nhưng luôn để lại cảm giác dễ chịu sau mỗi cuộc trò chuyện. Đó là lý do vì sao họ thường được yêu mến, tôn trọng và tin tưởng trong cả công việc lẫn đời sống cá nhân. Trong thời đại mà mọi mối quan hệ đều có thể mang lại cơ hội thì kỹ năng giao tiếp đóng vai trò then chốt. Một lời nói đúng lúc, đúng chỗ có thể mở ra thiện cảm, tạo nền tảng cho sự tin tưởng và kết nối lâu dài. 

Theo Sohu