Sáp nhập tỉnh thành: Có phải đổi đăng ký xe, biển số xe?

Trung ương thống nhất sáp nhập còn 34 tỉnh, thành phố. Vậy sau sáp nhập, người dân có phải đổi đăng ký xe, biển số xe?
Tại Nghị quyết số 60 được Trung ương Đảng thông qua ngày 12.4 tại Hội nghị Trung ương 11 khóa XIII (Nghị quyết Hội nghị Trung ương 11 khóa XIII), Trung ương Đảng đồng ý phương án sáp nhập còn 34 tỉnh, thành phố (28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương).
Tên gọi và trung tâm chính trị - hành chính của đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sắp xếp được xác định theo các nguyên tắc nêu tại tờ trình và đề án của Đảng ủy Chính phủ.
Vậy sau sáp nhập tỉnh thành, người dân có phải đổi đăng ký xe, biển số xe?
Giải đáp thắc mắc này, lãnh đạo Phòng CSGT (PC08, Công an TP.HCM) cho biết, chủ trương chung sau sáp nhập là không tạo bất lợi, không gây phiền hà cho người dân nên không có thay đổi gì về đăng ký xe, biển số xe.
Điều này có nghĩa, sau khi sáp nhập tỉnh thành, người dân không phải đổi đăng ký xe, biển số xe. Người dân chỉ cần đi đổi đăng ký xe, biển số xe khi thuộc các trường hợp bắt buộc phải đổi theo quy định của Thông tư 79/2024 của Bộ Công an quy định về cấp, thu hồi đăng ký xe, biển số xe cơ giới, xe máy chuyên dùng.
Như vậy, TP.HCM hiện là thành phố trực thuộc Trung ương có đầu biển số xe nhiều nhất cả nước, bao gồm: 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58, 59 và 41. Sau khi hợp nhất Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương và TP.HCM lấy tên là TP.HCM thì TP.HCM vẫn duy trì là địa phương có đầu biển số xe nhiều nhất cả nước, bao gồm dãy số trên và thêm đầu biển số 61, 72.
Các trường hợp phải đổi đăng ký xe, biển số xe
Theo CSGT, Thông tư 79/2024 của Bộ Công an quy định về cấp, thu hồi chứng nhận đăng ký xe, biển số xe cơ giới, xe máy chuyên dùng có hiệu lực thi hành từ ngày 1.1.2025. Trong đó, Điều 18 của thông tư này, có 6 trường hợp sẽ phải đổi đăng ký xe, biển số xe.
Cụ thể:
Như vậy, nếu thuộc 1 trong 6 trường hợp trên, người dân mới bắt buộc phải đổi đăng ký xe, biển số xe.