Nhảy đến nội dung
 

Sáp nhập tỉnh, thành: Cần giáo dục học sinh tinh thần đất nước là quê hương

Sáp nhập tỉnh, thành, bỏ cấp huyện ảnh hưởng đến sách giáo khoa một số môn học. Bên cạnh các giải pháp linh hoạt để điều chỉnh, cần giáo dục tinh thần 'đất nước là quê hương' cho học sinh.

NỘI DUNG GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG: CẦN KẾ THỪA VÀ HỘI NHẬP

Giáo dục địa phương (GDĐP) là nội dung giáo dục bắt buộc từ lớp 1 - 12, do sở GD-ĐT địa phương chủ trì biên soạn, phê duyệt, có báo cáo với Bộ GD-ĐT. Đây là chương trình học phản ánh đặc điểm lịch sử, văn hóa, kinh tế - xã hội của từng địa phương.

Khi sáp nhập từ 2 - 3 tỉnh, thành hiện nay thành tỉnh, thành mới thì nội dung GDĐP cũ không còn phù hợp với điều kiện, đặc điểm của địa phương mới. Vấn đề đặt ra là làm sao tích hợp nội dung GDĐP từ hai hay nhiều địa phương thành khối thống nhất, nhưng vẫn giữ được bản sắc riêng từng vùng?

Từ đó, cần thiết có những giải pháp như: Tái cấu trúc nội dung GDĐP theo hướng đa trung tâm, chọn lọc những yếu tố tiêu biểu của mỗi vùng để đưa vào giảng dạy; cập nhật thông tin hành chính mới trong các phân môn địa lý, lịch sử, âm nhạc, mỹ thuật, hoạt động trải nghiệm; tổ chức biên soạn tài liệu GDĐP mới với sự tham gia của đội ngũ chuyên gia, giáo viên và nhà văn hóa từ tất cả tỉnh, thành sáp nhập.

Sự thay đổi về mặt địa lý hành chính không làm mất đi giá trị lịch sử - văn hóa của mỗi địa phương, vùng. Ngược lại, đây là cơ hội để giáo dục học sinh (HS) về tư tưởng "đất nước là quê hương", để các em hiểu rằng dù tên tỉnh có thể thay đổi, nhưng quê hương vẫn còn, bản sắc vẫn hiện diện, và đoàn kết chính là sức mạnh để phát triển. Nội dung GDĐP cần có sự kế thừa và hội nhập.

Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng khi thực hiện sáp nhập các tỉnh, thành, sắp xếp xã sẽ tác động nhất định đến tâm tư, tình cảm của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Tuy nhiên, trước yêu cầu phát triển mới của đất nước, cần phải thay đổi về tư duy, tầm nhìn, thống nhất về nhận thức tư tưởng, cần: "Vượt qua khó khăn, lo lắng, tâm lý thói quen bình thường; vượt qua tâm lý, tâm trạng vùng miền để hướng tới tư duy, tầm nhìn rộng lớn hơn. Đất nước là quê hương".

Trong bối cảnh đó, HS - thế hệ tương lai của đất nước cần hiểu rõ và thấm nhuần tinh thần vô cùng quan trọng này. "Đất nước là quê hương" là một tư tưởng sâu sắc, thể hiện sự gắn bó máu thịt giữa mỗi người dân với Tổ quốc. Quê hương không chỉ gói gọn trong vùng đất nhỏ, mà là cả đất nước thân yêu - nơi có cùng dòng máu, ngôn ngữ, lịch sử và văn hóa cội nguồn là con Rồng, cháu Tiên.

Khi một tỉnh, thành được sáp nhập vào tỉnh, thành khác, tên gọi có thể thay đổi, địa giới có thể dịch chuyển, nhưng giá trị, con người và tình yêu đối với mảnh đất ấy vẫn còn nguyên vẹn, đó là tên làng, tên sông, núi, những truyền thống, lễ hội tốt đẹp, tình người vẫn còn đó. HS cần vượt lên trên sự hoài niệm hay tiếc nuối để mở rộng tầm nhìn, để biết yêu cả vùng đất mới, con người mới đều là một phần máu thịt của Tổ quốc.

Ngoài ra, còn một số giải pháp thiết thực có thể thực hiện gồm: tăng cường giáo dục lịch sử - địa lý địa phương sau sáp nhập; tổ chức các hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm thực tế giúp HS hiểu và gắn bó với quê hương mở rộng; phát huy vai trò giáo viên trong lồng ghép tinh thần đoàn kết trong bài giảng.

XÂY DỰNG MỘT SỐ BÀI HỌC VỀ SẮP XẾP, TINH GỌN BỘ MÁY

Sắp xếp tinh gọn hệ thống chính trị, bộ máy nhà nước, sáp nhập tỉnh, xã, bỏ cấp huyện là cuộc cách mạng trong giai đoạn phát triển mới, tạo không gian phát triển mới, cơ chế quản lý mới, chính quyền địa phương chỉ còn 2 cấp, mở đầu để nước ta bước vào kỷ nguyên mới: kỷ nguyên vươn mình, giàu mạnh của dân tộc.

Bộ GD-ĐT nên biên soạn một tài liệu chung, thống nhất cả nước cho từng cấp tiểu học, THCS và THPT về cuộc cách mạng sắp xếp tinh gọn bộ máy, sáp nhập tỉnh, xã và bỏ cấp huyện.

Tài liệu này, trước hết đề cập quan điểm, mục tiêu, ý nghĩa của sắp xếp tinh gọn bộ máy, sáp nhập tỉnh, xã, bỏ cấp huyện; thứ hai, kết quả của cuộc sắp xếp, tinh gọn bộ máy, kết quả sắp xếp còn lại 34 tỉnh, thành, 3.321 xã mới, diện tích, dân số của từng đơn vị hành chính mới. Cơ hội, tiềm năng phát triển của từng vùng…

Có được tài liệu chính thức này, giáo viên có cơ sở pháp lý để giảng dạy, HS cũng có cơ sở tìm hiểu, mở rộng nghiên cứu, hoạt động trải nghiệm ở các địa danh, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh của tỉnh, thành mới. 

 
logo
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI ĐẠI SÀN

GPĐKKD: 0103884103 do sở KH & ĐT TP Hà Nội cấp lần đầu ngày 29/06/2009.

Địa chỉ: Gian số L4-07 tầng 4, nơ-2 - Gold Season,  47 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội

MIỀN BẮC

Địa chỉ Showroom: D11-47 KĐT Geleximco Lê Trọng Tấn, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại  Điện thoại: 1900 98 98 36

MIỀN NAM

Địa chỉ VPGD: 57/1c, Khu phố 1, Phường An Phú Đông, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại  Email: info@daisan.vn