Samsung thúc đẩy tính chuyên nghiệp, trách nhiệm trong sáng tạo nội dung

Trong một ngành nghề vốn được xem là tự do, không khuôn khổ như sáng tạo nội dung, thì việc lần đầu tiên các KOL/KOC tại Việt Nam được định hướng rõ ràng về luật pháp, bảo mật và quy tắc nghề nghiệp là một dấu mốc đáng chú ý.
Đây là chương trình tại sự kiện “sáng tạo có trách nhiệm trong kỷ nguyên số” - nằm trong khuôn khổ lễ hội công nghệ “The Ultra Fest. Unfolds” do Samsung tổ chức đã chính thức khởi đầu cho một bước chuyển mới: chuyên nghiệp hóa nghề làm nội dung.
Chương trình quy tụ các chuyên gia đến từ nhiều lĩnh vực, bao gồm đại diện Phòng An ninh mạng Công an TP.HCM, chuyên gia từ Google, Younet Media, Golden IMC và VCCorp đã mang lại những góc nhìn lần đầu tiên được phổ cập một cách bài bản tới cộng đồng sáng tạo nội dung: Làm sao để không chỉ sáng tạo tốt, mà còn sáng tạo đúng luật.
Khi sáng tạo không còn là câu chuyện của cảm hứng
Nếu như trước đây, một KOL chỉ cần nội dung đủ hay để tạo tương tác, thì ngày nay, "hay thôi chưa đủ". Cộng đồng sáng tạo đang được nhìn nhận như những người có ảnh hưởng trực tiếp đến nhận thức, hành vi của hàng triệu người dùng. Khi khả năng lan truyền mạnh mẽ, trách nhiệm xã hội cũng phải đi kèm.
Tại buổi workshop, các đại diện đến từ cơ quan quản lý an ninh mạng đã chia sẻ nhiều điểm cần lưu ý trong luật An ninh mạng Việt Nam, đặc biệt là những hành vi phổ biến mà KOL/KOC dễ vi phạm do thiếu hiểu biết: như chia sẻ thông tin không kiểm chứng về sản phẩm hoặc đối tác; vô tình quảng bá nội dung nhạy cảm về chính trị; sử dụng nội dung AI (trí tuệ nhân tạo) tạo mà không kiểm duyệt; hay lưu trữ dữ liệu cá nhân sai quy định khi review dịch vụ.
Những vi phạm này có thể dẫn đến những hậu quả pháp lý nghiêm trọng, ảnh hưởng đến uy tín, cơ hội hợp tác, thậm chí là khả năng tiếp tục hoạt động trên nền tảng mạng xã hội. Nhưng quan trọng hơn, điều này đặt ra câu hỏi: nghề KOL có cần một bộ “chuẩn nghề” rõ ràng?
Hướng đi chuyên nghiệp bắt đầu từ những nguyên tắc căn bản
Buổi workshop không chỉ dừng lại ở cảnh báo, mà còn đưa ra những hướng dẫn thực tiễn giúp cộng đồng sáng tạo điều chỉnh hành vi và tư duy nghề nghiệp. Một trong những khuyến nghị trọng tâm là xây dựng thói quen “tự kiểm duyệt” nội dung qua 3 lớp: kiểm chứng nguồn, xem xét tác động pháp lý và đánh giá ảnh hưởng xã hội. Đồng thời, việc làm việc với nhãn hàng cũng cần rõ ràng hơn về guideline, phân định trách nhiệm nếu có sự cố phát sinh, đặc biệt trong bối cảnh AI có thể tạo ra nhiều nội dung "tự động hóa" mà không phải lúc nào người dùng cũng kiểm soát được.
Một số tình huống thực tế được đưa ra trong sự kiện cũng giúp KOL/KOC hình dung rõ ràng hơn rủi ro có thể xảy ra, từ việc vô tình để lọt nội dung chưa kiểm duyệt lên sóng, cho đến tình trạng video bị leak do lỗi bảo mật thiết bị. Tất cả đều cho thấy: sự chủ động vẫn là lớp phòng thủ vững chắc nhất.
Trong quá trình sáng tạo, thiết bị di động không chỉ là công cụ làm việc, mà còn trở thành nơi lưu giữ mọi dữ liệu cá nhân, bản nháp nội dung, file gốc, thông tin liên kết tài khoản. Khi AI ngày càng được tích hợp sâu trên các thiết bị di động, từ viết caption, dựng video đến gợi ý cách nói chuyện… thì dữ liệu cá nhân cũng ngày càng trở thành mồi ngon cho các cuộc tấn công mạng.
Galaxy Z Fold7 và Knox Vault: Đặt nền móng cho sự chuyên nghiệp hóa
Song song với buổi tọa đàm, Samsung cũng giới thiệu bộ đôi Galaxy Z Fold7 và Flip7, dòng sản phẩm được tích hợp những công nghệ mới nhất phục vụ cho cả sáng tạo lẫn bảo mật. Trong đó, hệ thống Knox Vault, "két sắt số" hoạt động độc lập với hệ điều hành, được xem là điểm sáng quan trọng giúp bảo vệ các thông tin nhạy cảm như mật khẩu, sinh trắc học, thẻ tín dụng và token AI.
Ngoài ra, Galaxy AI trên Z Fold7 cho phép người dùng xử lý tác vụ sáng tạo ngay trên thiết bị, như chỉnh sửa ảnh, xóa tạp âm video, tạo bản thảo caption… mà không cần kết nối cloud, từ đó giảm thiểu đáng kể rủi ro rò rỉ dữ liệu. Tính năng màn hình gập đa nhiệm (multi-window editing) giúp KOL/KOC viết, chỉnh và kiểm tra nội dung cùng lúc, biến chiếc điện thoại thành một “studio sáng tạo” di động.