Nhảy đến nội dung

Rào cản lớn khiến quỹ phát triển khoa học và công nghệ bị ‘đóng băng’

TPO - Theo đại biểu Quốc hội, nhiều doanh nghiệp lúng túng, thậm chí lo ngại khi thực hiện chi từ quỹ vì không rõ đâu là chi phí hợp lệ. Đây chính là rào cản lớn khiến Quỹ Khoa học công nghệ của doanh nghiệp bị “đóng băng”. Từ đó, đại biểu đề nghị cho phép trích lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ tối đa 15%.

TPO - Theo đại biểu Quốc hội, nhiều doanh nghiệp lúng túng, thậm chí lo ngại khi thực hiện chi từ quỹ vì không rõ đâu là chi phí hợp lệ. Đây chính là rào cản lớn khiến Quỹ Khoa học công nghệ của doanh nghiệp bị “đóng băng”. Từ đó, đại biểu đề nghị cho phép trích lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ tối đa 15%.

Chiều 13/5, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Rào cản lớn khiến quỹ phát triển khoa học và công nghệ bị ‘đóng băng’ ảnh 1

Đại biểu Quốc hội Trần Thị Nhị Hà. Ảnh: Như Ý

Đề cập đến quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân nguyện và Giám sát của Quốc hội Trần Thị Nhị Hà (đoàn Hà Nội) cho biết: Nghị định 95 năm 2014 quy định, doanh nghiệp Nhà nước phải trích lập quỹ này với mức tối thiểu 3%, tối đa 10% thu nhập tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Doanh nghiệp ngoài Nhà nước được quyền trích lập tối đa 10%.

Tại Nghị quyết 193 năm 2025, Quốc hội đã cho phép doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ cao được trích lập quỹ tối đa 20% thu nhập tính thuế để bổ sung vốn cho các dự án.

Trong khi đó, dự thảo luật lại quy định mức trích lập quỹ tối đa 5%. Theo bà, điều này không phù hợp với tinh thần đổi mới của Bộ Chính trị và của Quốc hội.

Đại biểu Trần Thị Nhị Hà nhìn nhận, quy định như dự thảo luật làm doanh nghiệp thiếu động lực, thiếu nguồn lực để đầu tư dài hạn cho công nghệ và sáng tạo, vốn là yếu tố then chốt trong nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Mặt khác, doanh nghiệp còn đang gặp nhiều khó khăn khi sử dụng quỹ đã được lập ra. Nguyên nhân do quy định về xây dựng dự toán, định mức chi và kinh phí quản lý nhiệm vụ khoa học công nghệ theo Thông tư 67 năm 2022 của Bộ Tài chính chưa phù hợp.

Nhiều doanh nghiệp lúng túng, thậm chí lo ngại khi thực hiện chi từ quỹ vì không rõ đâu là chi phí hợp lệ. “Đây chính là rào cản lớn khiến Quỹ Khoa học công nghệ của doanh nghiệp bị đóng băng”, nữ đại biểu đoàn Hà Nội nhìn nhận.

Từ phân tích trên, bà Hà đề nghị cho phép trích lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ tối đa 15%. Riêng, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ số, công nghệ chiến lược như Chip, AI, dữ liệu lớn…mức trích lập quỹ tối đa là 20% để tạo dư địa đủ lớn cho đầu tư nghiên cứu, đổi mới sáng tạo.

Làm rõ ranh giới giữa rủi ro chấp nhận được và sai phạm không thể miễn trừ

Tại phiên họp, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (Hải Dương) ủng hộ việc luật hóa tinh thần “chấp nhận rủi ro” trong nghiên cứu khoa học, vì bản chất của nghiên cứu và đổi mới sáng tạo là chấp nhận thất bại có kiểm soát.

Tuy nhiên, bà Nga đề nghị có cơ chế minh bạch để không bị lạm dụng. Do đó, cần làm rõ ranh giới giữa rủi ro chấp nhận được (sai số mô hình, thất bại thử nghiệm...) và sai phạm không thể miễn trừ (gian lận, đạo đức nghiên cứu yếu kém...).

Rào cản lớn khiến quỹ phát triển khoa học và công nghệ bị ‘đóng băng’ ảnh 2

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga. Ảnh: Như Ý

Cùng với đó, cần thành lập hội đồng đánh giá rủi ro có chuyên môn sâu và độc lập, đồng thời thiết lập quỹ riêng cho nghiên cứu mạo hiểm, vận hành theo cơ chế “đầu tư rủi ro công”, đánh giá dựa trên tiềm năng sáng tạo chứ không chỉ là đầu ra hữu hình.

Trong khi đó, đại biểu Trần Khánh Thu (Thái Bình) đánh giá, các nội dung về cơ chế chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu khoa học công nghệ và hoạt động đổi mới sáng tạo còn chung chung.

Dự thảo luật cũng quy định tổ chức, cá nhân thực hiện nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo không bị truy cứu trách nhiệm hành chính, hoặc trách nhiệm dân sự đối với thiệt hại gây ra cho Nhà nước, nếu đã tuân thủ đầy đủ quy trình và không có hành vi gian lận, vi phạm pháp luật hoặc sử dụng sai mục tiêu kinh phí.

Nữ đại biểu băn khoăn cơ quan, tổ chức nào là người xác định đúng quy trình, quy định này. Hơn nữa, các dự án nghiên cứu, các ý tưởng đổi mới sáng tạo có thể diễn ra ngay trong quá trình sản xuất nên chưa chắc việc thực hiện khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo này có hiệu quả hay không.

Vì thế, nếu không quy định rõ quy trình, quy định sẽ dẫn đến việc dễ bị hiểu sai và có thể bị lợi dụng gây thất thoát, lãng phí ngân sách Nhà nước. Từ đó, bà Thu đề nghị bổ sung nguyên tắc tối thiểu về các tiêu chí đánh giá rủi ro khoa học và cần có quy trình thẩm định và phê duyệt rủi ro.

Luân Dũng
 
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI ĐẠI SÀN

GPĐKKD: 0103884103 do sở KH & ĐT TP Hà Nội cấp lần đầu ngày 29/06/2009.

Địa chỉ: Gian số L4-07 tầng 4, nơ-2 - Gold Season,  47 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội

MIỀN BẮC

Địa chỉ Showroom: D11-47 KĐT Geleximco Lê Trọng Tấn, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại  Điện thoại: 1900 98 98 36

MIỀN NAM

Địa chỉ VPGD: 57/1c, Khu phố 1, Phường An Phú Đông, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại  Email: info@daisan.vn