Nhảy đến nội dung

Quốc hội thông qua cơ chế cho DN tư nhân làm đường sắt tốc độ cao

Nhà nước sẽ mở rộng sự tham gia của doanh nghiệp tư nhân vào các dự án trọng điểm quốc gia như đường sắt tốc độ cao, đường sắt đô thị, hạ tầng năng lượng, hạ tầng số...

Tổng Bí thư Tô Lâm và Chủ tịch nước Lương Cường tại phiên họp sáng 17/5. Ảnh: Quochoi.

Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 9, cuối phiên làm việc sáng 17/5, Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân. Với gần 90% tỷ lệ đại biểu tán thành, Quốc hội đã thống nhất thông qua Nghị quyết.

Nghị quyết gồm 7 chương, 17 điều, quy định một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt áp dụng đối với doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh và các tổ chức liên quan.

Doanh nghiệp tư nhân được tham gia các dự án trọng điểm

Một trong những nội dung đáng chú ý của Nghị quyết vừa được Quốc hội thông qua là Nhà nước mở rộng sự tham gia của doanh nghiệp tư nhân vào các dự án trọng điểm, có ý nghĩa lớn với phát triển kinh tế xã hội, dự án quan trọng quốc gia, thông qua hình thức đầu tư trực tiếp hoặc đầu tư theo phương thức đối tác công tư hoặc các mô hình hợp tác giữa Nhà nước và tư nhân theo quy định của pháp luật.

Người có thẩm quyền, chủ đầu tư được lựa chọn áp dụng một trong các hình thức đặt hàng/đấu thầu hạn chế/chỉ định thầu hoặc các hình thức phù hợp khác theo quy định của pháp luật để thực hiện đối với các lĩnh vực chiến lược, các dự án, nhiệm vụ nghiên cứu khoa học trọng điểm, quan trọng quốc gia. Trong đó bao gồm cả các dự án đường sắt tốc độ cao, đường sắt đô thị, công nghiệp nền tảng, công nghiệp mũi nhọn, hạ tầng năng lượng, hạ tầng số, giao thông xanh, quốc phòng, an ninh và những nhiệm vụ khẩn cấp, cấp bách trên cơ sở đảm bảo công khai, minh bạch, chất lượng, tiến độ, hiệu quả và trách nhiệm giải trình.

Nhà nước xây dựng chương trình và bố trí ngân sách để triển khai hỗ trợ hình thành và phát triển doanh nghiệp vừa và lớn, tập đoàn kinh tế tư nhân tầm cỡ khu vực và toàn cầu thông qua các chương trình như: Phát triển 1.000 doanh nghiệp tiêu biểu, tiên phong trong khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và chuyển đổi xanh, công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ; Chương trình vươn ra thị trường quốc tế (Go Global) để hỗ trợ về thị trường, vốn, công nghệ, thương hiệu, kênh phân phối, logistics, bảo hiểm, tư vấn, pháp lý, giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại, mua bán sáp nhập, kết nối với các tập đoàn đa quốc gia.

tu nhan,  Quoc hoi,  dac biet anh 1

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam là một trong những dự án trọng điểm quốc gia. Ảnh minh họa: Nikkei.

Nghị quyết cũng đề cập nội dung hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân tiếp cận đất đai, mặt bằng sản xuất kinh doanh.

Trong đó, các địa phương được sử dụng ngân sách địa phương để hỗ trợ đầu tư xây dựng các khu công nghiệp - cụm công nghiệp (KCN - CCN), vườn ươm công nghệ.

Chủ đầu tư các KCN - CCN, vườn ươm công nghệ này phải dành một phần đất cho doanh nghiệp tư nhân công nghệ cao, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo thuê, thuê lại. Căn cứ vào tình hình thực tế và khả năng cân đối ngân sách địa phương, UBND cấp tỉnh quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức hỗ trợ đầu tư.

Đối với KCN - CCN thành lập sau ngày Nghị quyết có hiệu lực, UBND cấp tỉnh căn cứ vào tình hình thực tế, xác định diện tích đất đối với từng KCN - CCN đảm bảo bình quân tối thiểu 20 ha hoặc 5% tổng diện tích đất KCN - CCN để dành cho doanh nghiệp tư nhân công nghệ cao, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo thuê, thuê lại.

Các doanh nghiệp này được giảm tối thiểu 30% tiền thuê lại đất trong 5 năm. Khoản hỗ trợ tiền thuê đất được Nhà nước hoàn trả cho chủ đầu tư KCN - CCN theo quy định của Chính phủ.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo sẽ được Nhà nước hỗ trợ cho thuê nhà, đất là tài sản công chưa sử dụng hoặc không sử dụng tại địa phương.

Về vốn tín dụng, Nghị quyết quy định doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh (gọi tắt doanh nghiệp - PV) được Nhà nước hỗ trợ lãi suất 2%/năm khi vay vốn để thực hiện các dự án xanh, tuần hoàn và áp dụng khung tiêu chuẩn môi trường, xã hội, quản trị (ESG).

Đồng thời, Nhà nước thành lập Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa thực hiện các chức năng: cho vay các doanh nghiệp nhỏ và vừa; cho vay khởi nghiệp; tài trợ vốn ban đầu cho các dự án khởi nghiệp sáng tạo, dự án xây dựng vườn ươm; đầu tư vào các quỹ đầu tư địa phương, quỹ đầu tư tư nhân để tăng nguồn cung vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo; tiếp nhận và quản lý nguồn vốn vay, tài trợ, viện trợ, đóng góp, ủy thác của các tổ chức, cá nhân để hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Nhà nước đồng thời áp dụng các hỗ trợ thuế như: miễn thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) 2 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 4 năm tiếp theo đối với thu nhập từ hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, công ty quản lý quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo, tổ chức trung gian hỗ trợ khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo; miễn thuế thu nhập cá nhân (TNCN), thuế TNDN cho các cá nhân, tổ chức đối với khoản thu nhập từ chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp, quyền góp vốn vào doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo;

Đồng thời miễn thuế TNCN 2 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 4 năm tiếp theo đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của các chuyên gia, nhà khoa học nhận được từ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, trung tâm nghiên cứu phát triển, trung tâm đổi mới sáng tạo, các tổ chức trung gian hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; miễn thuế TNDN cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong 3 năm.

Xử nghiêm hành vi lạm dụng thanh tra nhũng nhiễu doanh nghiệp

Nghị quyết cũng đưa ra một loạt quy định, định hướng nhằm cải thiện môi trường kinh doanh cho doanh nghiệp tư nhân, đặc biệt trong lĩnh vực thanh tra, kiểm tra.

Trong đó, số lần thanh tra đối với mỗi doanh nghiệp (nếu có) không được quá 1 lần/năm, trừ trường hợp có dấu hiệu vi phạm rõ ràng. Số lần kiểm tra tại doanh nghiệp (nếu có) bao gồm cả kiểm tra liên ngành cũng không được quá 1 lần/năm, trừ trường hợp có dấu hiệu vi phạm rõ ràng.

tu nhan,  Quoc hoi,  dac biet anh 2

Số lần thanh tra đối với mỗi doanh nghiệp (nếu có) không được quá 1 lần/năm, trừ trường hợp có dấu hiệu vi phạm rõ ràng. Ảnh: Nam Khánh.

Với cùng một nội dung thì cơ quan quản lý Nhà nước không được thanh tra, kiểm tra trong cùng 1 năm, trừ trường hợp có dấu hiệu vi phạm rõ ràng; Kế hoạch, kết luận thanh tra và kiểm tra phải thực hiện công khai theo quy định của pháp luật; Xử nghiêm các hành vi lạm dụng thanh tra, kiểm tra để nhũng nhiễu, gây khó khăn cho doanh nghiệp; Ưu tiên thanh tra, kiểm tra từ xa dựa trên các dữ liệu điện tử, giảm thanh tra, kiểm tra trực tiếp.

Nghị quyết cũng đề ra quy định miễn kiểm tra thực tế tại doanh nghiệp đối với các đơn vị tuân thủ tốt quy định pháp luật; Thực hiện chuyển mạnh từ tiền kiểm sang hậu kiểm gắn; Chuyển việc quản lý điều kiện kinh doanh từ cấp phép, chứng nhận sang thực hiện công bố điều kiện kinh doanh và hậu kiểm, trừ một số ít lĩnh vực bắt buộc phải thực hiện thủ tục cấp phép theo quy định và thông lệ quốc tế.

Đặc biệt, Nghị quyết yêu cầu không phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế trong huy động, phân bổ và sử dụng các nguồn lực vốn, đất đai, tài nguyên, tài sản, công nghệ, nhân lực, dữ liệu và các nguồn lực tài nguyên khác; Xử lý nghiêm các hành vi làm hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền và cạnh tranh không lành mạnh; Nghiêm cấm các cơ quan truyền thông, báo chí, cá nhân có hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực, đưa thông tin sai lệch, không chính xác, ảnh hưởng đến doanh nghiệp, doanh nhân.

Ưu tiên hình thức xử lý dân sự, hành chính trong lĩnh vực kinh tế

Một nội dung đáng chú ý khác tại Nghị quyết này là phân định rõ giữa trách nhiệm của pháp nhân với cá nhân; hình sự với hành chính, dân sự; hành chính với dân sự.

Trong đó, với vi phạm, vụ việc về dân sự, kinh tế, ưu tiên áp dụng các biện pháp về dân sự, kinh tế, hành chính trước; các doanh nghiệp được chủ động khắc phục vi phạm, thiệt hại. Trường hợp có thể dẫn đến xử lý hình sự hoặc không xử lý hình sự thì không xử lý hình sự.

Đối với vi phạm đến mức xử lý hình sự thì ưu tiên các biện pháp khắc phục hậu quả kinh tế chủ động trước và là căn cứ quan trọng để cơ quan tiến hành tố tụng xem xét khi quyết định khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và các biện pháp xử lý tiếp theo.

Nghị quyết cũng yêu cầu: Không được áp dụng hồi tố các quy định pháp luật để xử lý bất lợi cho doanh nghiệp; Đối với các vụ việc mà thông tin, tài liệu, chứng cứ chưa đủ rõ ràng để kết luận có hành vi vi phạm pháp luật phải sớm có kết luận theo quy định của pháp luật tố tụng, thực hiện công bố công khai; Bảo đảm nguyên tắc suy đoán vô tội trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử các vụ án.

Bảo đảm việc niêm phong, kê biên tạm giữ, phong tỏa tài sản liên quan đến vụ việc, vụ án phải theo đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục, phạm vi, không xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức; bảo đảm giá trị niêm phong, kê biên, tạm giữ, phong tỏa tương ứng với dự kiến hậu quả thiệt hại trong vụ án. Sử dụng hợp lý các biện pháp cần thiết để bảo đảm giá trị tài sản liên quan đến vụ án, giảm thiểu tác động của điều tra đến hoạt động sản xuất kinh doanh, sau khi có ý kiến thống nhất của các cơ quan tố tụng và không ảnh hưởng đến hoạt động điều tra.

Phân biệt rõ tài sản hình thành hợp pháp với tài sản, thu nhập có được từ hành vi vi phạm pháp luật, tài sản khác liên quan đến vụ án; giữa tài sản, quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp với tài sản, quyền, nghĩa vụ của cá nhân người quản lý doanh nghiệp trong xử lý các vi phạm và giải quyết các vụ việc.

Nghị quyết yêu cầu trong năm 2026 phải rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện pháp luật về đất đai, quy hoạch, đầu tư; tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện pháp luật khác liên quan về đầu tư kinh doanh để thể chế hóa đầy đủ Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân.

Giao Chính phủ trong năm nay phải hoàn thành việc rà soát, loại bỏ những điều kiện kinh doanh không cần thiết, quy định chồng chéo, không phù hợp, cản trở sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân; giảm ít nhất 30% thời gian xử lý thủ tục hành chính, 30% chi phí tuân thủ pháp luật, 30% điều kiện kinh doanh và tiếp tục cắt giảm mạnh trong những năm tiếp theo.

Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày được Quốc hội thông qua và chấm dứt việc thu, nộp lệ phí môn bài từ ngày 1/1/2026.

Tri Thức - Znews giới thiệu độc giả Tủ sách kiến thức kinh tế với đa dạng cuốn sách, câu chuyện trong lĩnh vực kinh doanh, kinh tế. Là nguồn tư liệu cho những người quan tâm và muốn nâng cao kiến thức trong lĩnh vực kinh tế. Những cuốn sách, câu chuyện trong Tủ sách không chỉ đơn thuần là những tác phẩm của tri thức mà còn chứa đựng bí quyết, kinh nghiệm quý báu từ các tác giả, nhà quản lý có uy tín và kinh nghiệm lâu năm trong ngành.

Đọc sách không chỉ giúp người đọc tiếp cận những kiến thức mới mà còn giúp mở rộng tầm nhìn và phát triển bản thân. Tủ sách kiến thức kinh tế mong muốn lan tỏa tri thức trong lĩnh vực kinh doanh, đồng thời phát triển văn hóa đọc cho người Việt.

 
logo
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI ĐẠI SÀN

GPĐKKD: 0103884103 do sở KH & ĐT TP Hà Nội cấp lần đầu ngày 29/06/2009.

Địa chỉ: Gian số L4-07 tầng 4, nơ-2 - Gold Season,  47 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội

MIỀN BẮC

Địa chỉ Showroom: D11-47 KĐT Geleximco Lê Trọng Tấn, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại  Điện thoại: 1900 98 98 36

MIỀN NAM

Địa chỉ VPGD: 57/1c, Khu phố 1, Phường An Phú Đông, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại  Email: info@daisan.vn