Nhảy đến nội dung

Phương án sắp xếp 15 sở khi TP.HCM sáp nhập 2 tỉnh

Các sở ngành, đơn vị tương đồng chức năng thuộc UBND TP.HCM, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ sáp nhập, tổ chức lại cho tinh gọn, Sở Xây dựng có nhiều phòng, ban nhất.

UBND TP.HCM vừa hoàn thiện bảng tóm tắt dự kiến phương án tổng thể sắp xếp cơ quan chuyên môn khi sáp nhập UBND TP.HCM với 2 tỉnh Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu. Sau sáp nhập, TP.HCM mới rộng 6.772 km2, dân số hơn 13,7 triệu người, có 168 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 113 phường, 54 xã và đặc khu Côn Đảo.

Trung tâm hành chính - chính trị của TP.HCM tại địa chỉ 86 Lê Thánh Tôn, quận 1 và 2 cơ sở tại Trung tâm hành chính tỉnh Bình Dương (ở đường Lê Lợi, phường Phú Chánh, TP.Thủ Dầu Một) và Trung tâm hành chính tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (ở đường Phạm Văn Đồng, phường Phước Trung, TP.Bà Rịa).

Theo dự thảo, sau khi sáp nhập, TP.HCM mới có 15 cơ quan chuyên môn gồm: Văn phòng UBND TP.HCM, Sở Tư pháp, Sở Nội vụ, Sở Tài chính, Sở Công thương, Sở Xây dựng, Sở Nông nghiệp và Môi trường, Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Du lịch, Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Dân tộc và Tôn giáo, Thanh tra TP.HCM và Sở An toàn thực phẩm.

Riêng Sở Ngoại vụ, hiện Sở Ngoại vụ TP.HCM trực thuộc Bộ Ngoại giao, Sở Ngoại vụ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và tỉnh Bình Dương đều trực thuộc UBND của 2 tỉnh. Sau khi sáp nhập 3 Sở Ngoại vụ lại, Sở Ngoại vụ TP.HCM mới sẽ trực thuộc Bộ Ngoại giao.

Về số lượng phòng ban thuộc sở, sau khi sáp nhập, Văn phòng UBND TP.HCM có 8 phòng ban và 4 đơn vị sự nghiệp gồm: Trung tâm Thông tin điện tử, Trung tâm Hội nghị Hương Sen, Nhà khách UBND và Ban Quản lý tòa nhà Trung tâm Hành chính.

Sở Tư pháp dự kiến có 8 phòng chuyên môn và 17 đơn vị sự nghiệp: gồm 3 Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước, Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản, Trung tâm Thông tin và Tư vấn công chứng và 12 phòng công chứng.

Sở Nội vụ có 11 phòng chuyên môn, Ban Thi đua - Khen thưởng và các đơn vị sự nghiệp: Trung tâm Lưu trữ lịch sử; Ban Quản trang; Trung tâm dịch vụ việc làm; Viện Khoa học An toàn vệ sinh lao động và Trung tâm Điều dưỡng người có công.

Sở Tài chính có số lượng lớn, với 19 phòng và 2 đơn vị sự nghiệp: Trung tâm Tư vấn đấu thầu và đầu tư nước ngoài và Trung tâm Hỗ trợ doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hợp tác xã.

Sở Công thương có 7 phòng, Chi cục Quản lý thị trường, và 3 đơn vị sự nghiệp công lập: Trung tâm Hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp; Trung tâm Phát triển công nghiệp hỗ trợ; Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.

Sở Dân tộc và Tôn giáo dự kiến có 7 phòng, đơn vị chuyên môn.

Sở Xây dựng có số lượng phòng nhiều nhất với 23 phòng chuyên môn và 12 đơn vị sự nghiệp. Trước đó, TP.HCM hợp nhất Sở Quy hoạch – Kiến trúc vào Sở Xây dựng và từ đầu tháng 5.2025, Sở Giao thông công chánh tiếp tục sáp nhập vào Sở Xây dựng.

Sở Nông nghiệp và Môi trường có 13 phòng, 7 chi cục và văn phòng, cùng 14 đơn vị sự nghiệp công lập.

Sở Giáo dục và Đào tạo có 10 phòng chuyên môn và 198 đơn vị sự nghiệp công lập, gồm các trường trung cấp, phổ thông, năng khiếu, đặc biệt, mầm non, trung tâm giáo dục thường xuyên.

Sở Khoa học – Công nghệ dự kiến có 10 phòng và 4 đơn vị sự nghiệp công lập. Sở Văn hóa và Thể thao có 9 phòng và 23 đơn vị sự nghiệp công lập. Sở Du lịch có 5 phòng và 2 đơn vị sự nghiệp công lập.

Sở Y tế sau sáp nhập dự kiến có 11 phòng, 41 bệnh viện tuyến tỉnh, 19 bệnh viện tuyến huyện, 14 trung tâm bảo trợ xã hội, 6 trung tâm chuyên ngành, tổ chức lại các trung tâm y tế cấp huyện và trạm y tế cấp xã.

Sở An toàn thực phẩm dự kiến có 5 phòng và 1 đơn vị sự nghiệp công lập.

Người đứng đầu có thể ngoài cơ quan, đơn vị sáp nhập

Về nhân sự sau khi sắp xếp, người đứng đầu được lựa chọn căn cứ vào điều kiện thực tiễn và tiêu chuẩn, năng lực cán bộ, tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị quyết định. Nhân sự được lựa chọn có thể ở trong hoặc ngoài các cơ quan, tổ chức, đơn vị sáp nhập, hợp nhất thành đơn vị mới đó.

Trường hợp người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện sắp xếp không bố trí tiếp tục làm người đứng đầu thì được sắp xếp, bố trí ở vị trí cấp dưới liền kề và được hưởng chính sách theo quy định của Chính phủ về sắp xếp tổ chức bộ máy.

Đối với cấp phó của người đứng đầu, căn cứ thực trạng số lượng cấp phó, tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị quyết định bố trí làm cấp phó của đơn vị mới hoặc bố trí sang đơn vị khác. Trước mắt, số lượng cấp phó có thể cao hơn quy định nhưng phải xây dựng phương án sắp xếp giảm số lượng trong vòng 5 năm.

Tương tự, cán bộ, công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo, quản lý tiếp tục công việc ở đơn vị mới sắp xếp hoặc chuyển sang đơn vị khác phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ hoặc giải quyết chế độ chính sách theo quy định của Chính phủ.

Trước mắt, số lượng biên chế của đơn vị mới tối đa không vượt quá tổng số cán bộ, công chức, viên chức hiện đang có mặt trước khi thực hiện sáp nhập, hợp nhất, đồng thời xây dựng phương án giảm biên chế trong vòng 5 năm.

 
logo
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI ĐẠI SÀN

GPĐKKD: 0103884103 do sở KH & ĐT TP Hà Nội cấp lần đầu ngày 29/06/2009.

Địa chỉ: Gian số L4-07 tầng 4, nơ-2 - Gold Season,  47 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội

MIỀN BẮC

Địa chỉ Showroom: D11-47 KĐT Geleximco Lê Trọng Tấn, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại  Điện thoại: 1900 98 98 36

MIỀN NAM

Địa chỉ VPGD: 57/1c, Khu phố 1, Phường An Phú Đông, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại  Email: info@daisan.vn