Nhảy đến nội dung
 

Phát hiện sán dây dài hơn 3 mét trong ruột sau một năm đau bụng âm ỉ

TPO - Gần một năm nay, anh A.T. (30 tuổi, quê Phú Thọ) thường xuyên bị đau bụng khi đi ngoài, kèm theo táo bón và són phân lắt nhắt. Cho rằng đó chỉ là rối loạn tiêu hóa thông thường, anh chủ quan không đi khám. Chỉ đến khi phát hiện trong phân xuất hiện những đoạn trắng ngọ nguậy như đốt sán, anh mới tới Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương thăm khám và phát hiện điều bất ngờ.

TPO - Gần một năm nay, anh A.T. (30 tuổi, quê Phú Thọ) thường xuyên bị đau bụng khi đi ngoài, kèm theo táo bón và són phân lắt nhắt. Cho rằng đó chỉ là rối loạn tiêu hóa thông thường, anh chủ quan không đi khám. Chỉ đến khi phát hiện trong phân xuất hiện những đoạn trắng ngọ nguậy như đốt sán, anh mới tới Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương thăm khám và phát hiện điều bất ngờ.

Tại Trung tâm Khám chữa bệnh theo yêu cầu và Quốc tế của bệnh viện, anh T. được chỉ định xét nghiệm kí sinh trùng và chuẩn bị nội soi đại tràng. Sau khi được thụt tháo, các bác sĩ ghi nhận một con sán dây dài hơn 3 mét còn sống được thải ra theo phân. Kí sinh trùng này đang cư trú trong ruột và đại tràng bệnh nhân suốt thời gian qua.

Khai thác tiền sử, anh T. cho biết có thói quen ăn rau sống và đã nhiều năm không tẩy giun. Anh nghi ngờ mình bị nhiễm sán do ăn phải rau sống không đảm bảo vệ sinh, có thể chứa trứng sán dây.

Phát hiện sán dây dài hơn 3 mét trong ruột sau một năm đau bụng âm ỉ ảnh 1

Những đốt sán được bác sĩ lấy ra từ cơ thể bệnh nhân.

TS Lê Nguyễn Minh Hoa, Kĩ thuật viên trưởng Khoa Vi sinh và Sinh học phân tử cho hay: "Qua quan sát ban đầu, chúng tôi nghi ngờ đây là sán dây bò (Taenia saginata), nhưng cần chẩn đoán phân biệt với sán dây lợn (Taenia solium). Để xác định chính xác, bắt buộc phải thu được phần đầu sán – bộ phận mang đặc điểm định danh. Vì vậy, bệnh nhân sẽ phải uống thuốc xổ để thải ra toàn bộ con sán, bao gồm cả phần đầu, nhằm đảm bảo điều trị triệt để và tránh tái phát".

Điều trị không đơn giản, dễ tái nhiễm nếu chủ quan

Bác sĩ Nguyễn Thị Thu Huyền, Trung tâm Khám chữa bệnh theo yêu cầu và Quốc tế cho biết sau khi xác định chính xác loại sán, bệnh nhân sẽ được kê đơn thuốc điều trị đặc hiệu. Tuỳ mức độ nhiễm, bác sĩ có thể kết hợp thuốc diệt sán với thuốc xổ để đẩy hoàn toàn kí sinh trùng ra ngoài. Bệnh nhân cần theo dõi bằng xét nghiệm phân định kỳ trong vài tuần đến vài tháng để đảm bảo đã loại bỏ hoàn toàn sán và trứng còn sót lại.

Theo bác sĩ Huyền, sán dây là loại kí sinh trùng có thể âm thầm tồn tại trong cơ thể nhiều năm mà không có triệu chứng rõ ràng. Một số trường hợp có thể gặp các biểu hiện mơ hồ như đầy bụng, đau âm ỉ vùng bụng, buồn nôn, tiêu hóa kém, sụt cân dù ăn uống bình thường. Dấu hiệu đầu tiên đôi khi chỉ là các đốt sán bò ra theo phân – điều mà không phải ai cũng để ý hoặc biết để đi khám kịp thời.

Phát hiện sán dây dài hơn 3 mét trong ruột sau một năm đau bụng âm ỉ ảnh 2

Bác sĩ tư vấn cho bệnh nhân

Nguy cơ nhiễm sán từ thực phẩm và thói quen sinh hoạt thiếu an toàn

Sán dây xâm nhập cơ thể người qua đường tiêu hóa, thông qua việc ăn phải thịt tái, rau sống hoặc thực phẩm nhiễm trứng/ấu trùng sán. Với sán dây bò, nguồn lây thường là thịt bò chưa nấu chín. Nguy hiểm hơn, sán dây lợn có thể gây biến chứng nặng nề nếu trứng xâm nhập vào não, mắt, cơ… có thể đe dọa tính mạng.

Bác sĩ Huyền cảnh báo: Trứng sán dây có thể lan truyền qua thực phẩm, nước hoặc đất bị ô nhiễm, hoặc truyền từ người sang người qua đường phân – tay – miệng nếu vệ sinh kém. Mỗi đốt sán dây có thể chứa hàng nghìn trứng. Nếu không điều trị triệt để, trứng sẽ tiếp tục phát tán, làm tăng nguy cơ tái nhiễm cho chính người bệnh và lây lan trong cộng đồng.

“Để phòng nhiễm sán dây và các bệnh kí sinh trùng khác, mỗi người cần rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, ăn chín uống sôi, hạn chế thịt tái, tiết canh, rau sống chưa rửa kỹ. Đồng thời, nên tẩy giun định kỳ mỗi 6 tháng một lần, đặc biệt với trẻ nhỏ, người già và người có miễn dịch yếu,” bác sĩ Huyền nhấn mạnh.

Lưu ý, nếu thấy trong phân xuất hiện các đoạn trắng nghi giống đốt sán hoặc có các triệu chứng tiêu hóa kéo dài không rõ nguyên nhân, nên đi khám sớm tại các cơ sở y tế có chuyên khoa kí sinh trùng để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Hà Minh
 
 
 
logo
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI ĐẠI SÀN

GPĐKKD: 0103884103 do sở KH & ĐT TP Hà Nội cấp lần đầu ngày 29/06/2009.

Địa chỉ: Gian số L4-07 tầng 4, nơ-2 - Gold Season,  47 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội

MIỀN BẮC

Địa chỉ Showroom: D11-47 KĐT Geleximco Lê Trọng Tấn, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại  Điện thoại: 1900 98 98 36

MIỀN NAM

Địa chỉ VPGD: 57/1c, Khu phố 1, Phường An Phú Đông, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại  Email: info@daisan.vn