Nhảy đến nội dung
 
 

Nơi nào tiếp giáp với nhiều tỉnh thành nhất Việt Nam?

TPO - Tỉnh thành này tiếp giáp với 9 địa phương khác, địa hình nơi đây vừa có núi, đồi và thấp dần từ phía Bắc xuống Nam. Độ cao trung bình từ 5 - 20 mét so với mặt nước biển, các đồi núi cao đều tập trung ở phía Bắc và Tây.

TPO - Tỉnh thành này tiếp giáp với 9 địa phương khác, địa hình nơi đây vừa có núi, đồi và thấp dần từ phía Bắc xuống Nam. Độ cao trung bình từ 5 - 20 mét so với mặt nước biển, các đồi núi cao đều tập trung ở phía Bắc và Tây.

Câu trởi lời đúng là đáp án A: Theo cổng thông tin UBND TP Hà Nội, Thủ đô tiếp giáp với 9 địa phương khác: Thái Nguyên - Vĩnh Phúc ở phía Bắc, Hà Nam - Hòa Bình ở phía Nam, Bắc Giang- Bắc Ninh- Hưng Yên ở phía Đông và Hòa Bình- Phú Thọ ở phía Tây. Hà Nội vừa có núi, có đồi và địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông, trong đó đồng bằng chiếm tới 3/4 diện tích tự nhiên của thành phố. Độ cao trung bình của Hà Nội từ 5 - 20 mét so với mặt nước biển, các đồi núi cao đều tập trung ở phía Bắc và Tây.

Câu trả lời đúng là đáp án B: Theo Tổng cục thống kê, năm 2023, Hà Nội có 8,587 triệu dân chỉ xếp sau TP.HCM (9.456 triệu dân). Thanh Hóa là tỉnh thành có dân số xếp thứ 3 nước ta với 3,442 (thống kê năm 2023).

Câu trả lời đúng là đáp án B: Vĩnh Long nằm ở trung tâm vùng Đồng bằng sông Cửu Long, diện tích tự nhiên hơn 1.500 km2. Tỉnh giáp 7 địa phương - nhiều nhất ở khu vực phía Nam. Trong đó, phía bắc và đông bắc Vĩnh Long giáp Tiền Giang và Bến Tre; phía tây bắc giáp Đồng Tháp; phía đông nam giáp với Trà Vinh; phía tây nam giáp Hậu Giang, Sóc Trăng và Cần Thơ.

Câu trả lời đúng là đáp án D: Nghệ An là tỉnh có đường biên giới dài nhất cả nước với 468,281km, giáp 3 tỉnh của Lào là Hủa Phăn, Xiêng Khoảng và Bôlykhămxay. Phía Đông giáp biển, phía Nam giáp tỉnh Hà Tĩnh với đường biên dài 92,6 km, phía Bắc giáp tỉnh Thanh Hóa.

Câu trả lời đúng là đáp án A: Thời nhà Nguyễn, theo Đại Nam nhất thống chí, Côn Đảo thuộc quyền quản lý của đạo Cần Giờ, tổng trấn Gia Định (Gia Định thành). Đến năm 1839, đảo được chuyển sang thuộc tỉnh Vĩnh Long. Thời kỳ chiến tranh, Pháp từng công nhận Côn Đảo là một quận của Nam Kỳ. Sau khi được Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam tiếp quản vào tháng 5/1975, Côn Đảo từng trở thành một tỉnh, sau đó giải thể, rồi trở thành một huyện của TP HCM, Hậu Giang. Từ tháng 10/1991 đến này, quần đảo này là một huyện của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Câu trả lời đúng là đáp án B: Theo Cổng thông tin Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thái Bình, tỉnh này được thành lập năm 1890 theo nghị định của Toàn quyền Đông Dương. Khi đó, Thái Bình có 10 huyện, dân số 80.000 người. Trải qua 135 năm, Thái Bình nhiều lần thay đổi địa giới hành chính ở cấp huyện, xã, nhưng chưa từng chia tách hay sáp nhập ở quy mô toàn tỉnh. Thái Bình thuộc khu vực đồng bằng sông Hồng, hiện có 8 đơn vị hành chính cấp huyện và gần 1,9 triệu người. Địa hình nơi đây bằng phẳng, không có đồi núi, ba mặt giáp sông, còn lại giáp biển. Thái Bình được tôn vinh là "quê lúa, đất nghề" vì tập trung cư dân đông đúc từ sớm, giỏi thâm canh lúa nước, đánh bắt thủy hải sản và các nghề thủ công.

Câu trả lời đúng là đáp án A: Tổng Bí thư Tô Lâm ký ban hành Nghị quyết Trung ương 11 nêu rõ danh sách 34 tỉnh, thành phố sau sáp nhập; có 28 tỉnh, 6 thành phố trực thuộc Trung ương. Hợp nhất tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình, lấy tên là tỉnh Hưng Yên, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Hưng Yên hiện nay.

Câu trởi lời đúng là đáp án A: Tỉnh Bến Tre được đổi tên thành Kiến Hòa vào năm 1956, theo Sắc lệnh của chính quyền Sài Gòn. Một năm sau, tỉnh Kiến Hòa có 7 quận, tỉnh lỵ gọi là Trúc Giang. Sau khi thống nhất đất nước năm 1975, tỉnh Kiến Hòa được đổi lại như trước là Bến Tre và giữ tên này đến nay. Hiện, Bến Tre có thành phố Bến Tre và 8 huyện, nằm ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, rộng hơn 2.360 km2.

Kết quả

Bạn hãy chăm chỉ hơn nhé!

điểm

Đỗ Hợp (t/h)