Nhảy đến nội dung
 

Nơi nào của Việt Nam được mệnh danh là 'Thành phố dưới lòng đất', lọt top điểm đến hàng đầu châu Á

TPO - Đường hầm của địa đạo được đào sâu dưới lòng đất từ 3 đến 8m, với chiều cao chỉ đủ cho một người đi lom khom. Địa danh này đã đi vào huyền thoại, chứng kiến một giai đoạn lịch sử bi hùng.

TPO - Đường hầm của địa đạo được đào sâu dưới lòng đất từ 3 đến 8m, với chiều cao chỉ đủ cho một người đi lom khom. Địa danh này đã đi vào huyền thoại, chứng kiến một giai đoạn lịch sử bi hùng.

Câu trả lời đúng là đáp án C: Theo Cổng thông tin TPHCM, địa đạo Củ Chi là một di tích lịch sử cách mạng nổi tiếng, thuộc xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi, cách trung tâm TPHCM 70km về phía tây bắc. Địa đạo dài 250km chạy ngoắt ngoéo trong lòng đất, được làm nên từ dụng cụ thô sơ. Đây được coi là "thành phố dưới lòng đất" lớn nhất tại Việt Nam. Một số địa phương khác ở nước ta cũng có địa đạo, nhưng ngắn và đơn giản hơn, như địa đạo Kỳ Anh (TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam) dài 32km; địa đạo Vịnh Mốc (huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị) dài hơn 1.060m... Đặc biệt hơn nữa khi địa đạo này đã bứt phá trở thành “ngôi sao” mới ngành du lịch khi vừa lọt top điểm đến hàng đầu châu Á. Năm 2024, TripAdvisor công bố danh sách 25 điểm du lịch được yêu thích nhất châu Á dựa trên bình chọn của du khách từ khắp nơi trên thế giới. Điều đáng tự hào là địa đạo Củ Chi của Việt Nam vinh dự góp mặt trong danh sách danh giá này. Được biết, danh hiệu Best of the Best của Travellers' Choice Awards do Tripadvisor trao tặng là sự tôn vinh cao quý nhất dành cho các điểm đến xuất sắc trong lĩnh vực du lịch. Giải thưởng này được trao cho những điểm đến nhận được số lượng lớn các đánh giá và ý kiến vượt trội từ cộng đồng người đọc Tripadvisor trong suốt khoảng thời gian 12 tháng.

Câu trả lời đúng là đáp án A: Địa đạo Củ Chi là cách gọi chung của các hệ thống địa đạo khác nhau, được hình thành sớm nhất vào năm 1948 trong thời kỳ chiến tranh Đông Dương. Thời gian này, quân dân hai xã Tân Phú Trung và Phước Vĩnh An đã đào những đoạn hầm ngắn, cấu trúc đơn giản dùng để ẩn nấp, cất giấu tài liệu, vũ khí.

Câu trả lời đúng là đáp án A: Đường hầm của địa đạo Củ Chi được đào sâu dưới lòng đất từ 3 đến 8m, với chiều cao chỉ đủ cho một người đi lom khom. Hệ thống địa đạo gồm 3 tầng, từ đường "xương sống" tỏa ra vô số nhánh dài, nhánh ngắn ăn thông nhau, có nhánh trổ ra tận sông Sài Gòn. Tầng một cách mặt đất 3m, chống được đạn pháo và sức nặng của xe tăng, xe bọc thép. Tầng 2 cách mặt đất 5m, có thể chống được bom cỡ nhỏ. Còn tầng cuối cùng cách mặt đất 8-10m, đảm bảo an toàn. Ðường lên xuống giữa các tầng hầm được bố trí bằng các nắp hầm bí mật.

Câu trả lời đúng là đáp án D: Dựa vào hệ thống đường ngầm, công sự, chiến hào, chiến sĩ và nhân dân Củ Chi đã chiến đấu vô cùng anh dũng, lập nên những chiến công thần kỳ. Quân đội Mỹ lần đầu vào đất Củ Chi gặp phải sự kháng cự quyết liệt từ các địa đạo trong vùng căn cứ hiểm yếu, đã phải thốt lên: “Làng ngầm”, “Mật khu nguy hiểm”… Với tinh thần quả cảm, mưu trí, sáng tạo trong đánh giặc Mỹ, quân và dân Củ Chi đã vinh dự được Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam tuyên dương danh hiệu cao quý "Đất thép thành đồng" và tặng thưởng Huân chương Thành đồng hạng Ba tại Đại hội Anh hùng, chiến sĩ thi đua và dũng sĩ các lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng toàn miền Nam lần thứ hai vào ngày 17/9/1967.

Câu trả lời đúng là đáp án B: Dự án phim “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối” tái hiện bối cảnh năm 1967 chân thực, sinh động về những du kích dưới lòng địa đạo Củ Chi. Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Tô Văn Đực (xã Nhuận Đức, huyện Củ Chi) là nguyên mẫu nhân vật Tư Đạp trong phim này. Ông đã bám trụ với địa đạo Củ Chi nhiều năm tuổi trẻ và được gọi là "cỗ máy phá tăng" vì đã chế tạo ra mìn gạt để phá hủy 5.000 xe tăng trong thời chiến. Ngày 17/9/1967, ông được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Sau giải phóng, anh hùng Tô Văn Đực tiếp tục phục vụ trong quân đội, có nhiều phát minh mới cho lĩnh vực kỹ thuật quân sự.

Câu trả lời đúng là đáp án A: Bếp Hoàng Cầm nằm trong địa đạo Củ Chi (Bến Đình), huyện Củ Chi. Bếp có nhiều đường rãnh thoát khói, nối liền với lò bếp, bên trên rãnh đặt những cành cây và phủ một lớp đất mỏng được tưới nước để giữ độ ẩm. Khói từ trong lò bếp bốc lên qua các đường rãnh chỉ còn là một dải hơi nước tan nhanh khi rời khỏi mặt đất. Bếp Hoàng Cầm ra đời từ Chiến dịch Hòa Bình (1951-1952), được áp dụng rất phổ biến trong Chiến dịch Điện Biên Phủ. Bếp do anh nuôi Hoàng Cầm chế tạo. Ông nguyên là Tiểu đội trưởng nuôi quân của Đội điều trị 8, Sư đoàn 308.

Kết quả

Bạn hãy chăm chỉ hơn nhé!

điểm

Đỗ Hợp (t/h)