Nội các ông Trump toàn tỷ phú, giấc mơ Mỹ còn không?

Các tỷ phú hiện nắm giữ chức vụ quan trọng trong Nhà Trắng, trong đó có cả Tổng thống Donald Trump, dường như không biết và có vẻ không quan tâm người Mỹ sống thế nào.
![]() |
Nhiều nhân vật quan trọng trong chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump thuộc giới siêu giàu. Ảnh: Reuters. |
Một chính phủ điều hành bởi giới siêu giàu dẫn tới nhiều lo ngại về khả năng tham nhũng. Với chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump, vấn đề này chắc chắn là nỗi băn khoăn với nhiều cử tri, khi xét đến hoạt động kinh doanh tiền điện tử của ông chủ Nhà Trắng, nội các toàn tỷ phú và các quan chức thiếu tôn trọng pháp quyền.
Tuy nhiên, CNN nhận định ẩn sau những câu hỏi về mặt đạo đức đó lại tồn tại một nỗi bất an khác về những người không có sự thấu hiểu với cuộc sống của phần lớn người Mỹ, đặc biệt với những cử tri coi chi phí sinh hoạt là mối quan tâm hàng đầu.
"Đắt hơn vài USD" cũng chả sao
Thế giới đã có cái nhìn thoáng qua về chính quyền siêu giàu này vào hôm 30/4, khi ông Trump thản nhiên gạt bỏ những mối quan ngại về thuế quan, trong đó hàng hóa thiếu hụt.
"Có thể bọn trẻ sẽ chỉ có 2 con búp bê thay vì 30 con. Và có thể hai con búp bê sẽ đắt hơn một vài USD so với giá cả thông thường", ông chia sẻ trong cuộc họp Nội các.
Thông điệp "thắt lưng buộc bụng" đến từ một ông trùm câu lạc bộ golf và sòng bạc, người bị ám ảnh bởi phong cách trang trí xa hoa tới mức có thông tin ông thuê một "anh chàng mạ vàng" phủ vàng lên đồ đạc và nội thất của Nhà Trắng. Ông cũng không ngần ngại chi tiền của người nộp thuế gần như mỗi cuối tuần để hưởng thụ đời sống xã hội tại Florida.
![]() |
Phòng Bầu dục với những đồ vật và khung ảnh dát vàng. Ảnh: PA. |
Ngoài ra, bình luận của ông Trump về con búp bê cũng đáng chú ý, bởi đây là lần hiếm hoi ông thừa nhận chính sách thuế quan dẫn tới tình trạng thiếu hụt và tăng giá hàng hóa.
Đồ chơi trẻ em đặc biệt nhạy cảm, vì gần 80% đồ chơi bán tại Mỹ được sản xuất tại Trung Quốc. Hầu hết người bán đồ chơi ở Mỹ đang đau đầu với 2 lựa chọn khắc nghiệt: Tăng giá bán lẻ để bù vào khoản thuế 145% cho hàng hóa Trung Quốc hoặc ngừng nhập khẩu và đối mặt với khả năng phá sản.
Và trong khi ông Trump coi đồ chơi trẻ em là khoản chi tiêu phù phiếm mà người Mỹ có thể bỏ qua, vị tổng thống quên rằng những khoản chi tiêu này rất quan trọng khi người tiêu dùng Mỹ chính là động lực cho nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Sau cùng, thế nào là giấc mơ Mỹ?
Phát ngôn về con búp bê không phải lần đầu tiêu chính quyền ông Trump có những lời nói và hành động thể hiện sự thờ ơ và thiếu hiểu biết về người tiêu dùng Mỹ. Hồi tháng 3, Bộ trưởng Tài chính Scott Bessent (ước tính tài sản ròng khoảng 520 triệu USD) đã bị chỉ trích với tuyên bố "tiếp cận hàng hóa giá rẻ không phải bản chất của giấc mơ Mỹ".Trong 25 năm qua, đồ chơi, quần áo, ôtô, TV và điện thoại thông minh cùng nhiều hàng hóa hàng ngày khác - từng được coi là đồ xa xỉ - dần hợp túi tiền của nhiều người và trở nên ngày càng phổ biến. Cùng lúc đó, nhiều mặt hàng thiết yếu khác lại đắt đỏ tới mức đáng kinh ngạc. Chi phí nhà ở, thực phẩm, chăm sóc sức khỏe, học phí đại học đều tăng vọt lên mức kỷ lục và hiện là nguồn gốc cho những lo lắng chung định hình tầng lớp trung lưu Mỹ. Quan trọng nhất, chương trình nghị sự về thuế quan của chính quyền Trump không hỗ trợ giảm chi phí khám bệnh, nhà ở hoặc giáo dục đại học - một trong những yếu tố thiết yếu cấu thành nên giấc mơ Mỹ. Bộ trưởng Tài chính Scott Bessent với khối tài sản ròng khoảng 520 triệu USD tuyên bố "tiếp cận hàng hóa giá rẻ không phải bản chất của giấc mơ Mỹ". Ảnh: Reuters. Trong tuần này, Bộ trưởng Thương mại Howard Lutnick (ước tính giá trị tài sản ròng khoảng 1,9 tỷ USD) đã giới thiệu tầm nhìn của Nhà Trắng về các công việc chân tay trong tương lai. "Đây là mô hình mới. Bạn làm việc trong những nhà máy này suốt quãng đời còn lại, con cái bạn làm việc ở đây, cháu bạn cũng làm việc ở đây", ông nói trên CNBC News.Tuyên bố này phản ánh khái niệm về công việc tại nhà máy từ những năm 1950 mà ông Trump (ước tính giá trị tài sản ròng 6,5 tỷ USD) thường ám chỉ.Ông Trump muốn "mang trở lại" nước Mỹ một số công việc được trả lương cao, tự động hóa cao vốn đã tồn tại trong ngành sản xuất Mỹ. Tuy nhiên, hầu hết công việc trong nhà máy trên thế giới khó có thể đáp ứng mong muốn này. Và có lẽ không ai trong chính quyền ông Trump muốn đưa con cái làm việc trong nhà máy. Ví dụ, ông Lutnick gần đây trao quyền điều hành công ty đầu tư cho hai con trai 27 tuổi Brandon và 28 tuổi Kyle.Song quan trọng hơn hết, hầu hết người Mỹ không muốn loại công việc này. Theo thăm dò gần đây của CNN, 73% người được hỏi muốn làm công việc văn phòng hơn sản xuất.Đọc để hiểu rõ hơn lịch sử nước MỹMục Thế giới giới thiệu cuốn sách "Lẽ thường" - cuốn sách của tác giả Thomas Paine được xuất bản lần đầu vào năm 1776 và đã có vai trò quan trọng trong thời kỳ lập quốc của Mỹ. Cho đến hôm nay, cuốn sách vẫn còn nguyên giá trị lịch sử đối với những ai quan tâm đến lịch sử nước Mỹ.