Nhảy đến nội dung

Những tuyến đường nào đang nối TP.HCM - Bình Dương trước thềm sáp nhập?

Quan trọng bậc nhất là quốc lộ 13 - tuyến huyết mạch nối hướng trung tâm TP.HCM (TP Thủ Đức, quận Bình Thạnh) với Dĩ An, Thuận An và Thủ Dầu Một của tỉnh Bình Dương. Hiện tại, phía TP.HCM đã có kế hoạch mở rộng theo hình thức BOT để mở rộng "cánh cửa" giữa hai địa phương.

Bên cạnh đó, quốc lộ 1 và quốc lộ 1K cũng đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối các khu công nghiệp lớn của Bình Dương với TP.HCM, giúp giao thông và vận tải hàng hóa diễn ra thuận lợi hơn…

Ngoài các quốc lộ, một số đường khác cũng góp phần cải thiện kết nối như đường Phạm Văn Đồng, Tỉnh lộ 43, DT743 và đại lộ Mỹ Phước - Tân Vạn. Những tuyến này giúp rút ngắn thời gian di chuyển giữa các khu vực trung tâm và các khu công nghiệp lớn, giảm áp lực cho các tuyến đường chính.

Trong tương lai, hệ thống giao thông giữa TP.HCM và Bình Dương sẽ còn được nâng cấp mạnh mẽ hơn. Trong đó, tuyến metro số 1 (TP Mới - Suối Tiên) của tỉnh Bình Dương sẽ kết nối với metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) tại ga bến xe Suối Tiên (TP Thủ Đức).

Dự án đường vành đai 3 đang được xây dựng, khi hoàn thành cũng sẽ giúp giảm áp lực giao thông, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế và đô thị của cả hai địa phương.

Việc nâng cấp và mở rộng hạ tầng giao thông không chỉ giúp giảm ùn tắc mà còn mở ra nhiều cơ hội phát triển mới, giúp TP.HCM và Bình Dương ngày càng kết nối chặt chẽ và phát triển bền vững hơn trong tương lai…

Hình ảnh hạ tầng nối TP.HCM - Bình Dương:

Kẹt xe và ngập nước diễn ra thường xuyên ở quốc lộ 13 (TP Thủ Đức)

Toàn cảnh hạ tầng nối TP.HCM - Bình Dương trước thềm sáp nhập - Ảnh 18.Nếu sáp nhập, TP.HCM - Bình Dương - Bà Rịa Vũng Tàu sẽ trở thành siêu đô thị tầm vóc châu Á

Theo nhận định của nhiều chuyên gia, nếu sáp nhập tỉnh Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu vào TP.HCM sẽ mở ra dư địa phát triển, tạo động lực đưa TP.HCM (mở rộng) trở thành một siêu đô thị mang tầm vóc châu Á.