Nhảy đến nội dung
 

Những di sản thế giới mới của UNESCO

UNESCO anh 1

UNESCO vừa công bố danh sách Di sản Thế giới mới trong năm 2025, lựa chọn từ hàng chục hồ sơ khắp toàn cầu. Từ những chứng tích tàn khốc của chế độ Khmer Đỏ ở Campuchia, nghệ thuật khắc đá cổ hàng chục nghìn năm tuổi tại Australia cho đến thành quách quân sự ở Ấn Độ, mỗi di tích đều mang giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa hoặc tự nhiên.

Yên Tử – Vĩnh Nghiêm – Côn Sơn – Kiếp Bạc (Việt Nam)

UNESCO anh 2

Quần thể di tích và cảnh quan Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn - Kiếp Bạc vừa được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới, trở thành di sản thế giới thứ 9 của Việt Nam. Đây là di sản liên tỉnh đầu tiên của cả nước, trải dài qua 3 tỉnh, thành phố gồm Quảng Ninh, Bắc Ninh và Hải Phòng.

Khu di tích gồm 20 điểm tiêu biểu, gắn liền với Thiền phái Trúc Lâm – dòng Phật giáo mang đậm bản sắc Việt do Phật hoàng Trần Nhân Tông sáng lập vào thế kỷ XIII. Từ hàng trăm năm nay, khu vực này đã trở thành trung tâm hành hương Phật giáo lớn, kết hợp hài hòa giữa giá trị tôn giáo, triết lý sống và cảnh quan tự nhiên linh thiêng.

Việc được vinh danh không chỉ góp phần nâng cao vị thế quốc tế cho di tích, mà còn thúc đẩy phát triển du lịch văn hóa - tâm linh một cách bền vững, đi đôi với yêu cầu nâng cao công tác bảo tồn và quản lý di sản.

Các địa điểm tra tấn của Khmer Đỏ (Campuchia)

Choeung Ek, cách thủ đô Phnom Penh khoảng 15 km, từng là nơi Khmer Đỏ hành quyết và chôn tập thể hàng nghìn người. Địa danh này được biết đến rộng rãi qua bộ phim Cánh đồng chết (1984), dựa trên câu chuyện thật của phóng viên Dith Pran (New York Times) và nhà báo Sydney Schanberg.

Việc công nhận diễn ra đúng dịp 50 năm ngày Khmer Đỏ lên nắm quyền (1975), chế độ đã cướp đi sinh mạng của khoảng 1,7 triệu người Campuchia. Thủ tướng Campuchia Hun Manet gọi đây là dấu mốc nhắc nhở về việc bảo vệ hòa bình.

Theo giới chuyên gia, việc ghi danh không chỉ mang giá trị tưởng niệm, mà còn góp phần giáo dục thế hệ trẻ về tội ác lịch sử và hàn gắn những tổn thương chưa lành của đất nước.

Murujuga Cultural Landscape (Australia)

Bán đảo Burrup ở Tây Australia là nơi lưu giữ hơn một triệu hình khắc đá cổ (petroglyphs) có niên đại tới 50.000 năm. Đây là một trong những bộ sưu tập nghệ thuật khắc đá phong phú nhất hành tinh, kho tư liệu sống động phản ánh thế giới quan, môi trường và đời sống tinh thần của các cộng đồng thổ dân bản địa.

UNESCO ghi nhận Murujuga như một biểu tượng của "sự sáng tạo thiên tài", đồng thời ca ngợi vai trò tiên phong của cộng đồng địa phương trong bảo tồn di sản giữa vùng công nghiệp hóa cao.

Maratha Military Landscapes (Ấn Độ)

Với 12 pháo đài trải dài khắp bang Maharashtra, quần thể Maratha Military Landscapes là minh chứng nổi bật cho kỹ thuật phòng thủ và kiến trúc quân sự dưới thời vương triều Maratha (thế kỷ XVII-XIX). Các công trình như Raigad hay Panhala được xây dựng hài hòa với địa hình núi đồi, thể hiện tư duy chiến lược vượt thời đại.

Đây là di sản thế giới thứ 44 của Ấn Độ, tiếp tục khẳng định vị thế của quốc gia này như một cường quốc di sản toàn cầu. Đồng thời, việc ghi danh cũng mở ra hướng phát triển cho du lịch lịch sử – quân sự, gắn với giáo dục quốc phòng và lòng tự hào dân tộc.

The Archaeological Ensemble of 17th Century Port Royal (Jamaica)

Được mệnh danh là "thủ đô hải tặc vùng Caribbean" vào thế kỷ 17, Port Royal (Jamaica) từng là trung tâm thương mại, giao thương và cướp biển khét tiếng. Tuy nhiên, sau trận động đất kinh hoàng năm 1692, phần lớn thành phố bị nhấn chìm dưới đáy biển. Ngày nay, những tàn tích còn lại cả trên đất liền lẫn dưới nước trở thành minh chứng sống động cho một thời kỳ hỗn loạn, thuộc địa hóa và văn hóa biển đặc trưng của khu vực.

Port Royal là một trong số ít di sản thế giới có phần lớn diện tích nằm dưới mặt nước, đánh dấu bước đi quan trọng của UNESCO trong việc mở rộng phạm vi công nhận các di tích khảo cổ học dưới nước – một lĩnh vực còn ít được khai thác. Việc ghi danh Port Royal không chỉ góp phần bảo tồn một trang sử đặc biệt, mà còn mở ra cơ hội phát triển du lịch văn hóa – biển đảo cho vùng Caribbean trong chiến lược mới về du lịch di sản toàn cầu.

Domus de Janas (Sardegna, Italy)

Là quần thể mộ đá thời Đồ đá mới (khoảng năm 4.000–3.000 TCN), Domus de Janas – nghĩa là “ngôi nhà của các nàng tiên” – được đục trực tiếp vào vách đá khắp đảo Sardegna. Với cấu trúc mô phỏng không gian sống của con người, các ngôi mộ này không chỉ thể hiện trình độ kỹ thuật đáng kinh ngạc của người tiền sử, mà còn phản ánh niềm tin sâu sắc về sự hiện diện của linh hồn sau cái chết.

Di sản này mở ra góc nhìn mới về tín ngưỡng tang lễ thời tiền sử châu Âu, cho thấy mối liên hệ tâm linh bền chặt giữa con người cổ đại và thế giới vô hình – một nền văn minh ít được biết đến nhưng giàu chiều sâu văn hóa.

Năm 2025, UNESCO công nhận mới 26 di sản trên toàn thế giới, trong đó 21 di sản thuộc thể loại Văn hóa; 4 di sản Thiên nhiên; và 1 di sản Hỗn hợp.

Travel blogger truyền cảm hứng du lịch qua những câu chuyện đầy màu sắc về những điểm đến mới lạ, những trải nghiệm độc đáo mà họ khám phá được trong hành trình. Những bài viết, video hay hình ảnh của họ không chỉ mang lại kiến thức về địa lý, mà còn khơi gợi niềm đam mê khám phá thế giới. Đọc sách là một phần không thể thiếu trong hành trình này, giúp họ tìm hiểu sâu sắc hơn về văn hóa, lịch sử và con người ở mỗi nơi.

Mục Du lịch - Ẩm thực giới thiệu chân dung travel blogger kiêm tác sách, những con người lan tỏa nguồn cảm hứng xê dịch và tiếp nạp tri thức.

> Xem thêm: Travel blogger Đinh Hằng: Thật khó để cô đơn khi du lịch một mình

 
 
 
logo
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI ĐẠI SÀN

GPĐKKD: 0103884103 do sở KH & ĐT TP Hà Nội cấp lần đầu ngày 29/06/2009.

Địa chỉ: Gian số L4-07 tầng 4, nơ-2 - Gold Season,  47 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội

MIỀN BẮC

Địa chỉ Showroom: D11-47 KĐT Geleximco Lê Trọng Tấn, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại  Điện thoại: 1900 98 98 36

MIỀN NAM

Địa chỉ VPGD: 57/1c, Khu phố 1, Phường An Phú Đông, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại  Email: info@daisan.vn