'Những con ốc nhỏ xíu' cản trở tham vọng của ông Trump

Nỗ lực của Tổng thống Trump nhằm sản xuất iPhone ở Mỹ đang phải đối mặt với vô số thách thức, từ những con ốc vít nhỏ xíu cho đến rào cản pháp lý và kinh tế khổng lồ.
![]() |
iPhone được bán tại một cửa hàng Apple ở Thượng Hải, Trung Quốc. Ảnh: Reuters. |
Một trong số đó là việc lắp “những con ốc nhỏ” - điều sẽ phải được tự động hóa nếu sản xuất tại Mỹ - theo nhận định của các chuyên gia.
Hôm 23/5, ông Trump đe dọa áp thuế 25% đối với bất cứ chiếc iPhone nào được bán tại Mỹ nhưng không được sản xuất tại nước này. Đây là một phần trong khuôn khổ chiến dịch nhằm đưa việc làm quay trở lại nước Mỹ.
Sau đó cùng ngày, ông nói với báo giới rằng mức thuế 25% này cũng sẽ áp dụng cho Samsung và các nhà sản xuất điện thoại thông minh khác.
Ông dự kiến thuế có hiệu lực vào cuối tháng 6, Reuters đưa tin.
Ông Trump cho biết đã nói với CEO Tim Cook của Apple từ lâu về mong muốn iPhone bán ở Mỹ sẽ được sản xuất và lắp ráp tại nước này, chứ không phải từ Ấn Độ hay bất kỳ quốc gia nào khác.
“Nếu không thì sẽ không công bằng”, Tổng thống Trump nói. “Tôi từng có thỏa thuận với (CEO Apple) Tim (Cook) rằng ông ấy sẽ không làm như vậy. Ông ấy nói sẽ tới Ấn Độ xây nhà máy. Tôi bảo, được thôi, tới Ấn Độ cũng được, nhưng muốn bán ở Mỹ thì phải chịu thuế”.
Công nghệ chưa có sẵn
Bộ trưởng Thương mại Mỹ Howard Lutnick vào tháng 4 nói với CBS rằng "việc hàng triệu con người đang vặn những con ốc nhỏ xíu để lắp ráp sản xuất iPhone” rồi sẽ chuyển về Mỹ và được tự động hóa. Điều này sẽ góp phần tạo ra việc làm cho những người lao động kỹ thuật lành nghề như thợ máy và kỹ sư điện.
Tuy nhiên, ông Lutnick sau đó chia sẻ với CNBC rằng Tim Cook từng nói với ông để làm được như vậy đòi hỏi công nghệ chưa có sẵn.
“Ông ấy nói, tôi cần phải có cánh tay robot, với quy mô và độ chính xác đủ để có thể đưa sản xuất đến đây (về Mỹ). Và ngày nào tôi thấy công nghệ đó khả thi, tôi sẽ đưa nó về đây”, Lutnick thuật lại lời Cook.
![]() |
iPhone 15 Pro được giới thiệu trong sự kiện "Wonderlust" ở Cupertino, California, Mỹ vào năm 2023. Ảnh: Reuters. |
Theo các luật sư và giáo sư về thương mại, cách nhanh nhất để chính quyền Trump gây áp lực lên Apple bằng thuế quan là sử dụng một cơ chế pháp lý tương tự từng dùng trước đây: Đạo luật Quyền hạn Kinh tế Khẩn cấp Quốc tế (IEEPA).
Đạo luật này cho phép tổng thống thực hiện các biện pháp kinh tế sau khi tuyên bố tình trạng khẩn cấp có tính chất gây ra mối đe dọa "bất thường và đặc biệt” đối với nước Mỹ.
“Không có căn cứ pháp lý rõ ràng nào cho phép áp thuế riêng lẻ lên từng công ty cụ thể”, Sally Stewart Laing, đối tác tại Akin Gump ở Washington, cho biết. “Tuy nhiên, chính quyền Trump có thể tìm cách đưa nó vào bằng việc viện dẫn thẩm quyền trong tình huống khẩn cấp”.
Laing nói thêm các biện pháp khác để đánh thuế đối với từng công ty cụ thể sẽ phụ thuộc vào những cuộc điều tra kéo dài.
Nhưng nếu chỉ đánh thuế Apple, điều đó “sẽ tạo lợi thế cạnh tranh cho các hãng điện thoại quan trọng khác, làm suy yếu mục tiêu của ông Trump là đưa hoạt động sản xuất quay về Mỹ”.
Công cụ của ông Trump
Các chuyên gia nhận định ông Trump đánh giá IEEPA là một công cụ kinh tế linh hoạt và mạnh mẽ, vì chưa rõ tòa án có thẩm quyền xem xét, can thiệp phản ứng của tổng thống khi đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp hay không.
![]() |
Nỗ lực của Tổng thống Mỹ Donald Trump nhằm đưa dây chuyền sản xuất iPhone của Apple về Mỹ sẽ phải đối mặt với vô số thách thức về mặt pháp lý và kinh tế. Ảnh: Reuters. |
“Theo quan điểm của chính quyền, một khi tổng thống hoàn tất nghi thức tuyên bố tình trạng khẩn cấp và nói rằng nó là ‘bất thường’ hay ‘đặc biệt’, thì tòa án không thể làm gì”, giáo sư luật quốc tế Tim Meyer từ Đại học Duke giải thích.
Hiện, Tòa án Thương mại Quốc tế ở Manhattan đang xem xét vụ kiện của 12 bang phản đối mức thuế quan "Ngày giải phóng" mà ông Trump ban hành, trong đó đặt câu hỏi liệu đạo luật IEEPA có cho phép đánh thuế hay không.
Nếu chính quyền Trump thắng vụ kiện này, “tổng thống sẽ không gặp trở ngại khi đưa ra lý do khẩn cấp để áp thuế đối với sản phẩm iPhone nhập khẩu của Apple”, ông Meyer nói.
Ông Trump thậm chí chỉ cần đưa iPhone vào diện tình trạng khẩn cấp về thâm hụt thương mại - lý do đã tạo thành cơ sở cho những mức thuế quan được tuyên bố trước đó.
Tuy nhiên, việc chuyển dây chuyền sản xuất iPhone về Mỹ có thể mất tới một thập kỷ và khiến giá mỗi chiếc iPhone lên tới 3.500 USD, theo phân tích của Dan Ives, chuyên gia tại Wedbush.Hiện nay, phiên bản cao cấp nhất của iPhone có giá bán lẻ khoảng 1.200 USD.“Chúng tôi cho rằng ý tưởng Apple sản xuất iPhone tại Mỹ chỉ là chuyện cổ tích, không thực tế”, Ives viết trong một bản phân tích.Ngay cả khi không đi xa đến vậy, thuế quan đối với iPhone cũng sẽ làm tăng chi phí cho người tiêu dùng, do làm phức tạp chuỗi cung ứng và hoạt động tài chính của Apple, theo giáo sư kinh tế Brett House từ Đại học Columbia."Tất cả điều này đều không có lợi cho người tiêu dùng Mỹ", ông kết luận.Đầu tháng 5, CEO Tim Cook từng cảnh báo thuế nhập khẩu có thể khiến chi phí của công ty tăng thêm khoảng 900 triệu USD trong quý này. Nguyên nhân là hãng phải chuyển hướng chuỗi cung ứng khổng lồ để giảm thiểu tác động từ cuộc chiến thương mại toàn cầu.Lý giải vận mệnh của các nền kinh tếMục Thế giới giới thiệu cuốn “Quốc gia thăng trầm: Lý giải vận mệnh của các nền kinh tế” được NXB Thế giới cho ra mắt vào năm 2018. Tác phẩm làm rõ sự phát triển và đi xuống của nền kinh tế thế giới từ cuối thập niên 1990 đến đầu những năm 2000. Cuốn sách vạch ra 10 quy luật để nhận diện về chu kỳ kinh tế dẫn đến vận mệnh tăng trưởng hay suy thoái của một quốc gia.> Độc giả có thể xem thêm tại đây.