Nhảy đến nội dung
 

Nguyên tắc đặt tên xã phường mới ở Hà Nội, chỉ hai xã đổi tên

Với các phường, xã mới ở Hà Nội không nằm trong địa danh, địa bàn tiêu biểu, thành phố ưu tiên lựa chọn tên của các di tích lịch sử, văn hóa truyền thống địa phương đó để đặt tên.

Đến nay, HĐND các quận, huyện TP. Hà Nội đã thông qua phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã. Theo kế hoạch, hôm nay Thành uỷ Hà Nội sẽ họp cho ý kiến về chủ trương này.

Ngày mai (29/4), HĐND TP. Hà Nội sẽ tổ chức kỳ họp lần thứ 22 (kỳ họp chuyên đề) cho ý kiến đối với Nghị quyết về chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn.

Sap nhap Ha Noi anh 1

Nguyên tắc đặt tên xã phường mới ở Hà Nội. Ảnh: Hoàng Hà.

Theo phương án sắp xếp, Hà Nội còn 126 xã, phường, trong đó, 12 quận nội thành của Hà Nội hiện có 155 phường, sau khi sắp xếp lại sẽ còn 47 phường, giảm khoảng 70% so với hiện tại. Đơn vị hành chính mới có diện tích nhỏ nhất là phường Cửa Nam (Hoàn Kiếm) với 1,65 km2, lớn nhất là xã Ba Vì (huyện Ba Vì) với 81,29 km2.

Theo lãnh đạo Sở Nội vụ TP. Hà Nội, 38 đơn vị đạt tỷ lệ đồng thuận tuyệt đối (100%) về phương án sắp xếp và gần như tuyệt đối về tên gọi.

Việc giữ nguyên tên của 30 quận, huyện, thị xã để đặt cho một phường tiêu biểu là một chủ trương được người dân Thủ đô và cả nước ủng hộ.

30 quận, huyện, thị xã được giữ lại tên gồm:

12 quận gồm: Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Cầu Giấy, Hà Đông, Hoàng Mai, Long Biên, Thanh Xuân, Tây Hồ, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm.

17 huyện gồm: Đan Phượng, Gia Lâm, Đông Anh, Chương Mỹ, Hoài Đức, Ba Vì, Mỹ Đức, Phúc Thọ, Mê Linh, Sóc Sơn, Thạch Thất, Quốc Oai, Thanh Trì, Thường Tín, Thanh Oai, Phú Xuyên, Ứng Hòa) và thị xã Sơn Tây.

Lãnh đạo Sở Nội vụ cho rằng điều này không chỉ đảm bảo lưu giữ truyền thống, tình cảm gắn bó với các địa danh đã in sâu trong tiềm thức, mà còn tạo sự đồng thuận cao.

Đối với các phường, xã mới không nằm trong địa danh, địa bàn tiêu biểu, thành phố ưu tiên lựa chọn tên của các di tích lịch sử, văn hóa truyền thống tiêu biểu của địa phương đó để đặt tên. Cách tiếp cận này cũng nhận được sự tỷ lệ đồng tình và ủng hộ lớn từ cộng đồng.

Theo đó, một số xã phường mới có tên như: Bạch Mai, Vĩnh Tuy (Hai Bà Trưng), Ngọc Hà, Giảng Võ (Ba Đình); Cửa Nam (Hoàn Kiếm), Láng, Ô Chợ Dừa, Kim Liên, Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Đống Đa); Phú Thượng (Tây Hồ); Việt Hưng, Bồ Đề, Phúc Lợi (Long Biên); Tân Triều, Ngọc Hồi (Thanh Trì); Phù Đổng, Bát Tràng (Gia Lâm)...

Được biết, toàn thành phố chỉ có hai xã thay đổi tên so với dự thảo ban đầu sau khi lắng nghe ý kiến nhân dân. Đó là xã Liên Minh (Đan Phượng), ban đầu dự kiến tên Thọ Lão và xã Bất Bạt (Ba Vì) ban đầu dự kiến tên Cẩm Đà.

Cũng liên quan đến nội dung này, tại phiên họp thường kỳ tháng 4/2025 diễn ra cuối tuần trước, Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh cho biết, với kết quả đồng thuận rất cao (tỷ lệ thấp nhất về tên gọi là trên 88%; còn đại đa số đạt tỷ lệ tuyệt đối 100% về số lượng đơn vị hành chính cơ sở), điều này cho thấy nhân dân ủng hộ cao với chủ trương của Trung ương và thành phố.

Những cuốn sách của Tổng Bí thư Tô Lâm

Tổng Bí thư Tô Lâm là chủ biên, tác giả của nhiều đầu sách lý luận chính trị, trong đó có những cuốn được tái bản nhiều lần.

Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Công an nhân dân, Tư tưởng Hồ Chí Minh về công an nhân dân, 125 câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công an nhân dân, Tư tưởng Hồ Chí Minh về Công an nhân dân - Giá trị lý luận và thực tiễn, Tham nhũng và hoạt động của Công an nhân dân trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam là một số tác phẩm tiêu biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm.