Nhảy đến nội dung
 

Người trẻ Trung Quốc tiêu tiền hôm nay, không lo ngày mai

Nhiều người trẻ Trung Quốc chọn tiêu tiền cho hiện tại, thay vì dành dụm cho tuổi về hưu. Ảnh minh họa: Xiaohongshu.

“Tôi không muốn lúc nào cũng lo lắng về tương lai. Thay vào đó, tôi tập trung sống tốt ở hiện tại", Wu Ruoshi (29 tuổi, Vũ Hán, Trung Quốc), chia sẻ với SCMP.

Dù nhận thức được tầm quan trọng của việc chuẩn bị cho nghỉ hưu, nhân viên khu vực công cho rằng chỉ nghĩ về nó không giải quyết được vấn đề, mà còn gây thêm căng thẳng. Wu Ruoshi lạc quan hy vọng đến khi về già, robot có thể sẽ thay thế vai trò chăm sóc.

Những năm gần đây, chính phủ Trung Quốc và giới học giả liên tục cảnh báo về những rủi ro dài hạn từ tình trạng dân số già hóa nhanh, xu hướng càng trầm trọng hơn bởi hệ thống lương hưu quốc gia đang chịu nhiều áp lực.

Trung Quốc đang kêu gọi người trẻ bắt đầu lập kế hoạch nghỉ hưu sớm và nhấn mạnh tầm quan trọng của hệ thống lương hưu cá nhân mới, chương trình tự nguyện, bổ sung nhằm khuyến khích cá nhân tích lũy tiết kiệm cho tuổi già, trong khuôn khổ cải cách lương hưu toàn diện.

Theo chương trình này, người tham gia có thể đóng góp tối đa 12.000 NDT (khoảng 1.600 USD) mỗi năm vào các tài khoản được chỉ định. Chương trình cung cấp ưu đãi thuế và lợi tức đầu tư hấp dẫn, với số tiền được phép rút khi đến tuổi nghỉ hưu. Tuy nhiên, theo các nhà phân tích, chỉ một bộ phận nhỏ người lao động trẻ quan tâm đến việc lập kế hoạch dài hạn như vậy.Áp lực hiện tại lấn át lo xa“Giới trẻ đang đối mặt với nhiều áp lực việc làm, thu nhập đến hôn nhân, làm sao họ có thể nghĩ đến chuyện tuổi già?”, Chen Wei, giáo sư tại Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Dân số, Đại học Nhân dân Trung Quốc, nhận định. Khủng hoảng dân số và kinh tế khó khăn ở hiện tại là nỗi lo lớn nhất. Ảnh minh họa: Florence Lo/Reuters.Theo báo cáo năm 2019 của Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc, quỹ lương hưu cho người lao động đô thị, "xương sống" của hệ thống lương hưu nhà nước, có nguy cơ cạn kiệt vào năm 2035 do lực lượng lao động ngày càng thu hẹp.Giáo sư Yuan Xin, Phó Chủ tịch Hiệp hội Dân số Trung Quốc kiêm chuyên gia nhân khẩu học tại Đại học Nankai, cho rằng đối với nhiều người, việc làm ổn định chính là hình thức đảm bảo nghỉ hưu tốt nhất, bởi khi đi làm, người lao động tự động được tham gia hệ thống lương hưu.“Hầu hết người trẻ chưa từng trải qua tuổi già, nên các vấn đề của người cao tuổi đối với họ vẫn như chuyện của ai đó", ông nói.Gánh nặng đè lên vai lao độngDữ liệu mới nhất từ Thượng Hải (Trung Quốc) cho thấy cứ 2 người trong độ tuổi lao động (15-64 tuổi) hiện phải hỗ trợ một người cao tuổi (từ 65 tuổi trở lên), và gánh nặng này đang ngày càng gia tăng. Dù nhận thức về tính không bền vững của hệ thống lương hưu quốc gia ngày càng rõ, nhiều người trẻ vẫn do dự hành động.“Tôi thấy chẳng có lý do gì để nghĩ về nghỉ hưu bây giờ. Không ai biết tương lai sẽ ra sao", Mark Tang (30 tuổi, Bắc Kinh, Trung Quốc), chia sẻ. Nhân sự tại công ty internet cho rằng anh muốn tập trung tiết kiệm một khoản tiền thay vì lo về lương hưu. Anh không định tham gia chương trình lương hưu cá nhân, vì thấy để tiền trong tay mình cũng chẳng khác gì. Một số người trẻ không chọn kết hôn hoặc sinh con đã bắt đầu tìm hiểu về các cộng đồng nghỉ hưu. Ảnh minh họa: Guo Lu Wang/The Times.Trung Quốc đang đối mặt với cuộc khủng hoảng nhân khẩu học, với tỷ lệ sinh thấp và dân số già hóa nhanh chóng. Tính đến cuối năm 2024, cả nước có 310,31 triệu người từ 60 tuổi trở lên, chiếm 22% dân số, trong đó 220,23 triệu người từ 65 tuổi, tương đương 15,6%.Tình hình còn nghiêm trọng hơn ở các thành phố lớn. Tại Thượng Hải, thành phố giàu có nhất Trung Quốc, 5,78 triệu người từ 60 tuổi trở lên, chiếm 37,6% dân số đăng ký. Trong số này, 336.200 người cao tuổi sống một mình, bao gồm 27.400 người được xếp vào nhóm “người cao tuổi không nơi nương tựa” do không có sự hỗ trợ từ gia đình. Tỷ lệ người từ 65 tuổi trở lên tại Thượng Hải đạt 29,4%, tương đương các quốc gia có tỷ lệ người cao tuổi cao nhất thế giới.Năm 2024, Trung Quốc đã nâng tuổi nghỉ hưu, với nam giới từ 60 lên 63 tuổi, nữ nhân viên văn phòng từ 55 lên 58 tuổi, và nữ lao động chân tay từ 50 lên 55 tuổi.Tuy nhiên, vẫn có những người trẻ đi ngược xu hướng, nhất là những người không định lập gia đình hoặc sinh con. Họ chủ động tìm hiểu các khu dưỡng lão từ sớm để chuẩn bị rõ ràng cho cuộc sống không dựa vào gia đình sau này. Chính sách 'mở cửa' của lãnh đạo lợi hay hại?

Cuốn sách Lãnh đạo giỏi cần chi quy tắc của Kevin Kruse thách thức những quan niệm lãnh đạo truyền thống bằng cách đề xuất 10 nguyên tắc "ngược đời" để lãnh đạo hiệu quả hơn. Một trong số đo là chính sách "mở cửa" của sếp, tức việc luôn sẵn sàng tiếp nhận ý kiến và trao đổi với nhân viên. Mặc dù mục tiêu của chính sách này là thúc đẩy giao tiếp và minh bạch trong tổ chức, Kruse chỉ ra rằng nó cũng có thể dẫn đến những bất lợi, như gián đoạn công việc và giảm hiệu suất.

 
 
 
logo
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI ĐẠI SÀN

GPĐKKD: 0103884103 do sở KH & ĐT TP Hà Nội cấp lần đầu ngày 29/06/2009.

Địa chỉ: Gian số L4-07 tầng 4, nơ-2 - Gold Season,  47 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội

MIỀN BẮC

Địa chỉ Showroom: D11-47 KĐT Geleximco Lê Trọng Tấn, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại  Điện thoại: 1900 98 98 36

MIỀN NAM

Địa chỉ VPGD: 57/1c, Khu phố 1, Phường An Phú Đông, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại  Email: info@daisan.vn