Nhảy đến nội dung
 

Người đàn ông chi hơn 182 triệu đồng mua bảo hiểm nhân thọ, 10 năm sau đi rút tiền thì được nhân viên thông báo: “Phải đợi đến khi con trai mất, anh mới được nhận đủ tiền”

Tin tưởng vào lời tư vấn “lợi nhuận cao, không rủi ro”, người đàn ông Trung Quốc chi tiền mua bảo hiểm cho con trai rồi nhận ra sự thật phũ phàng sau 10 năm đóng phí.

Vào năm 2023, một đoạn video lan truyền trên mạng xã hội Trung Quốc đã thu hút sự chú ý của dư luận. Trong video, một người đàn ông sống tại tỉnh Giang Tây, Trung Quốc, cho biết anh đã mua bảo hiểm nhân thọ từ năm 2013 với hy vọng đây là một khoản đầu tư sinh lời. 

Tuy nhiên, khi cần tiền gấp và đến công ty bảo hiểm yêu cầu rút tiền, anh bất ngờ bị công ty bảo hiểm từ chối với lý do chưa đến hạn rút. Câu chuyện trên khiến nhiều người hoang mang. 

Hoá ra, người đàn ông trong video trên là anh Vạn. Người này cho biết sự việc bắt đầu từ tháng 12/2010, khi trong lần về quê ăn Tết, anh gặp người bạn họ Tiêu vốn là nhân viên bảo hiểm. 

Qua lời giới thiệu của bạn mình, anh Vạn đồng ý tham gia bảo hiểm nhân thọ với số tiền hơn 50.000 NDT (hơn 182 triệu đồng), đóng trong 10 năm, mỗi năm đóng khoảng 5.200 NDT. Theo lời tư vấn, sau 11 năm, anh có thể nhận lại toàn bộ tiền gốc và cổ tức; nếu để lại lâu hơn thì nhận lãi suất càng cao.

Vợ chồng anh Vạn vốn buôn bán nhỏ ở Thượng Hải, thu nhập không cao nên cho rằng đây là một hình thức tích lũy có lợi. Tuy nhiên trên thực tế, bảo hiểm mà anh Vạn tham gia là bảo hiểm nhân thọ có cổ tức. Về bản chất, đây là sản phẩm bảo hiểm nhân thọ, trong đó người tham gia sẽ được cam kết chi trả quyền lợi tử vong và có thể nhận được khoản "cổ tức" (chia lãi) dựa trên kết quả kinh doanh của công ty bảo hiểm. Điều này đồng nghĩa với rủi ro, và nếu công ty đầu tư thua lỗ, người mua bảo hiểm có thể không thu được tiền như kỳ vọng.

Theo hợp đồng, tiền gốc sẽ được hoàn trả khi hết thời hạn quy định. Anh  Vạn đã đóng đủ 10 năm, cổ tức trên hóa đơn khoảng 10.000 NDT. Nhưng khi cần tiền để xây nhà và yêu cầu rút tiền gốc, công ty bảo hiểm đã từ chối cho người đàn ông này rút tiền. Họ cho biết nếu muốn rút tiền thời điểm đó, anh Vạn chỉ phần lãi được giải ngân, còn tiền gốc phải đợi.

Nghe vậy, anh Vạn yêu cầu gặp bạn mình là anh Tiêu để làm rõ nhưng người này đã nghỉ việc từ lâu. Công ty bảo hiểm sau đó trích dẫn hợp đồng có điều khoản mơ hồ: Chỉ khi người được bảo hiểm qua đời, công ty mới chi trả tiền gốc và quyền lợi tử vong. Vì vậy, khi anh Vạn muốn rút tiền, công ty không giải ngân vì hợp đồng chưa đến hạn và chưa xảy ra rủi ro. Tức là số tiền hơn 50.000 NDT chỉ được chi trả nếu người được bảo hiểm là con trai anh Vạn qua đời.

Không những không thể rút tiền, anh Vạn còn được thông báo rằng từ năm thứ 11 trở đi, anh chỉ có thể nhận hơn 900 NDT (hơn 3,2 triệu đồng) mỗi năm. Điều đó có nghĩa là phải mất khoảng 30 năm, người đàn ông này mới thu hồi đủ số tiền ban đầu. Điều này hoàn toàn trái ngược với những gì được cam kết ban đầu.

Dưới áp lực của truyền thông và dư luận, nhân viên họ Tiêu cuối cùng cũng lên tiếng. Người này cho biết đã giải thích rõ với anh Vạn rằng: sau 10 năm sẽ có cổ tức hơn 10.000 NDT và tiền gốc có thể rút sau 20 năm. Nếu không rút, khách hàng sẽ nhận hơn 900 NDT/năm. Tuy nhiên, câu trả lời này của anh Tiêu lại không trùng khớp với đại diện công ty.

Người phụ trách công ty bảo hiểm khẳng định bảo hiểm cổ tức này chỉ cho rút tiền gốc khi người được bảo hiểm qua đời. Dù vậy, người này cũng thừa nhận sai sót trong vụ việc này có thể đã xảy ra trong quá trình nhân viên họ Tiêu tư vấn cho khách hàng.

Đại diện công ty bảo hiểm cũng cho biết, nếu anh Vạn nghi ngờ doanh nghiệp hoặc người đại diện cung cấp thông tin sai lệch, anh có thể khiếu nại thông qua các kênh pháp lý và công ty cam kết sẽ phản hồi trong vòng 5 ngày làm việc. Tuy nhiên, anh Vạn hiểu rằng khả năng giành phần thắng của anh là rất thấp do không có bằng chứng rõ ràng. Vì vậy, người đàn ông này từ bỏ việc đấu tranh pháp lý.

Qua vụ việc này, một luật sư ở Bắc Kinh cũng lên tiếng, cho biết trong những năm gần đây, các vụ kiện tụng phát sinh từ sản phẩm bảo hiểm trở nên phổ biến, phần lớn là do nhân viên tư vấn không làm tròn nghĩa vụ tư vấn cho khách hàng hoặc lừa dối khách hàng, gây ra tranh chấp.

Vị luật sư này khuyên người dân Trung Quốc khi mua các sản phẩm tài chính hay bảo hiểm đều phải đọc kỹ văn bản thỏa thuận được hai bên ký kết và yêu cầu nhân viên ngân hàng nêu rõ đặc điểm, rủi ro,… của sản phẩm trong văn bản thỏa thuận. Có như vậy, chúng ta mới tránh được những tranh chấp không đáng có do hiểu lầm giữa các bên.

Theo Sohu

 

 
 
 
logo
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI ĐẠI SÀN

GPĐKKD: 0103884103 do sở KH & ĐT TP Hà Nội cấp lần đầu ngày 29/06/2009.

Địa chỉ: Gian số L4-07 tầng 4, nơ-2 - Gold Season,  47 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội

MIỀN BẮC

Địa chỉ Showroom: D11-47 KĐT Geleximco Lê Trọng Tấn, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại  Điện thoại: 1900 98 98 36

MIỀN NAM

Địa chỉ VPGD: 57/1c, Khu phố 1, Phường An Phú Đông, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại  Email: info@daisan.vn