Ngày mới với tin tức sức khỏe: Loại trái cây giúp gan khỏe, phòng ung thư

'Một bác sĩ tiết lộ rằng ông ăn một loại 'siêu trái cây' mỗi ngày để có sức khỏe đường ruột và gan, thậm chí phòng được ung thư'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!
Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe, bạn đọc còn có thể xem thêm các bài viết: Ho mạnh tống cục máu đông, tránh đột quỵ?; 3 thói quen khiến cơ thể bắt đầu suy yếu từ những năm 30 tuổi; Mệt mỏi khi thức dậy mỗi sáng: Dấu hiệu cảnh báo bệnh tiềm ẩn...
Bác sĩ: Ăn 2 quả này mỗi sáng, ruột, gan đều khỏe, lại tránh ung thư
Một bác sĩ tiết lộ rằng ông ăn một loại 'siêu trái cây' mỗi ngày để có sức khỏe đường ruột và gan. Ông cho biết nó cũng giúp kiểm soát lượng đường trong máu, thậm chí có thể làm giảm nguy cơ ung thư ruột kết.
Bác sĩ Joseph Salhab, chuyên khoa tiêu hóa, gan, tụy, đang làm việc tại Florida (Mỹ) đã chia sẻ trên mạng xã hội một video nêu bật những lợi ích của việc ăn chà là mỗi ngày. Bài đăng của ông đã thu hút được rất nhiều sự chú ý, với 1,9 triệu người theo dõi. Bác sĩ Salhab chia sẻ, ăn 2 quả chà là mỗi ngày để tốt cho sức khỏe đường ruột và gan, đồng thời ngừa ung thư ruột kết.
Đầu tiên, chà là có chỉ số đường huyết thấp nên rất thân thiện với lượng đường trong máu.
Thứ hai, chà là làm tăng 2 loại vi khuẩn đường ruột có lợi nhất, bifidobacterium và lactobacilli.
Đặc biệt, chà là cải thiện được chứng đầy hơi nhờ hàm lượng FODMAP thấp, có thể giảm táo bón và góp phần làm giảm nguy cơ ung thư ruột kết.
Bác sĩ Salhab nhấn mạnh: Những người ăn nhiều chà là hơn có thể có nguy cơ ung thư ruột kết thấp hơn nhờ hàm lượng polyphenol và lợi khuẩn tạo ra hợp chất butyrate - có tác dụng bảo vệ chống lại ung thư ruột kết.
Bác sĩ Salhab giải thích: Các nghiên cứu đã phát hiện chà là có thể làm giảm nguy cơ ung thư ruột kết. Viện Y tế Quốc gia Mỹ đã trích dẫn nghiên cứu cho thấy chà là có tác dụng này.
Ngoài những lợi ích về tiêu hóa, chà là cũng có thể giúp giảm nguy cơ mắc gan nhiễm mỡ. Nội dung tiếp theo của bài viết này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 10.5.
3 thói quen khiến cơ thể bắt đầu suy yếu từ những năm 30 tuổi
Thể chất của con người thường bắt đầu có dấu hiệu suy giảm từ những năm 30 tuổi. Một nghiên cứu mới đây phát hiện 3 thói quen xấu có thể khiến tình trạng này diễn ra nghiêm trọng hơn vào giai đoạn này.
Khi đến độ tuổi 30, tùy cơ địa mà cơ thể sẽ bắt đầu có những dấu hiệu suy giảm thể chất như giảm khối lượng cơ, giảm mật độ xương, tốc độ trao đổi chất chậm lại và khả năng phục hồi sau chấn thương cũng giảm dần. Nếu không có cách can thiệp phù hợp, người sau 30 tuổi sẽ bắt đầu cảm thấy rõ rệt dấu hiệu sức khỏe suy giảm.
Một nghiên cứu mới đây trên chuyên san Annals of Medicine đã phát hiện 3 thói quen sẽ làm suy giảm sức khỏe nhanh chóng vào năm 36 tuổi. Đó là hút thuốc, uống nhiều rượu bia và không tập luyện thường xuyên. Kết quả nghiên cứu này trái với niềm tin thông thường cho rằng tác hại của thuốc lá, rượu bia và lười tập luyện sẽ đến muộn, thậm chí là sau tuổi 50.
Nghiên cứu do các chuyên gia tại Đại học Jyväskylä (Phần Lan) thực hiện. Kết quả nghiên cứu được rút ra sau khi phân tích dữ liệu thu thập của hơn 300 người. Các dữ liệu này được thu thập từ khi họ còn nhỏ đến năm 60 tuổi.
Nhóm nghiên cứu cho biết đến khoảng năm 36 tuổi, những người có thói quen hút thuốc, uống rượu bia, lười tập thể dục có nguy cơ mắc bệnh thể chất và vấn đề tâm lý cao hơn đáng kể. Trong khi đó, họ có xu hướng xuất hiện triệu chứng của các bệnh mạn tính như tim mạch, ung thư sớm hơn bình thường. Nội dung tiếp theo của bài viết này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 10.5.
Mệt mỏi khi thức dậy mỗi sáng: Dấu hiệu cảnh báo bệnh tiềm ẩn
Thức dậy trong trạng thái mệt mỏi dù đã ngủ đủ giấc không chỉ gây khó chịu mà còn có thể là dấu hiệu bệnh tiềm ẩn. Tình trạng mệt mỏi này thường bị xem nhẹ, bị quy là do ngủ không đủ giấc hoặc căng thẳng.
Trên thực tế, nhiều trường hợp thức dậy và cảm thấy mệt mỏi vào buổi sáng là do thiếu ngủ, cơ thể nhức mỏi vì căng thẳng công việc. Tuy nhiên, những trường hợp mệt mỏi kéo dài có thể bắt nguồn từ những vấn đề sức khỏe tiềm ẩn, thậm chí là nghiêm trọng.
Mệt mỏi kéo dài sau khi thức dậy có thể là dấu hiệu của những vấn đề sức khỏe sau:
Mệt mỏi do thiếu sắt hoặc thiếu máu. Sắt là khoáng chất thiết yếu để tạo ra hemoglobin, hay còn gọi là huyết sắc tố. Đây là loại protein giúp tế bào hồng cầu vận chuyển ô xy đi khắp cơ thể. Thiếu sắt sẽ khiến cơ thể không đủ tế bào máu khỏe mạnh, gây ra mệt mỏi và yếu sức.
Mệt mỏi vào buổi sáng là triệu chứng rõ ràng của thiếu máu do sắt, dẫn đến thiếu ô xy đến các mô, khiến cơ thể cảm thấy uể oải. Các biểu hiện khác bao gồm da nhợt nhạt, chóng mặt, thở gấp và móng tay dễ gãy.
Xét nghiệm máu có thể xác định tình trạng này. Để điều trị, bác sĩ sẽ kê viên bổ sung sắt và ăn thực phẩm giàu sắt như thịt đỏ, rau lá xanh đậm, đậu lăng và ngũ cốc tăng cường sắt.
Ngưng thở khi ngủ. Ngưng thở khi ngủ là một tình trạng phổ biến nhưng thường không được chẩn đoán đúng. Dạng phổ biến nhất là ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn, xảy ra khi cơ vùng cổ họng giãn ra và chặn đường thở.
Người mắc tình trạng này thường thức dậy cảm thấy mệt mỏi dù đã ngủ đủ 7-8 tiếng. Các dấu hiệu khác bao gồm ngáy to, ngạt thở khi ngủ, đau đầu buổi sáng và buồn ngủ ban ngày. Ngưng thở khi ngủ nếu không được điều trị có thể làm tăng nguy cơ bị huyết áp cao, bệnh tim mạch và đột quỵ. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này bạn nhé!