Ngày mới với tin tức sức khỏe: Cách nấu trứng giữ được nhiều dinh dưỡng nhất

'Nhiều người sống với tình trạng lượng đường trong máu cao trong nhiều năm mà không nhận ra vì các triệu chứng ban đầu thường nhẹ, không rõ ràng'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!
Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe, bạn đọc còn có thể xem thêm các bài viết: Cách ngoáy tai 'ai cũng thích' không ngờ rất nguy hiểm!; Gập bụng có giúp giảm mỡ?; 5 dấu hiệu cho thấy cơ thể đang khỏe cả về thể chất lẫn tâm lý...
Chuyên gia: Có một cách nấu trứng đặc biệt bổ dưỡng
Một chuyên gia dinh dưỡng cho biết nấu trứng trong lò vi sóng là một trong những cách lành mạnh. Đó là kỹ thuật nấu ăn mang lại nhiều lợi ích, giúp bạn hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng hơn.
Chuyên gia dinh dưỡng Angel Luk, từ Trường Cao đẳng Dinh dưỡng British Columbia (Canada), thành viên của Hiệp hội Dinh dưỡng Canada, cho biết: Trứng nấu bằng lò vi sóng có thể đặc biệt bổ dưỡng.
Và sau đây, chuyên gia dinh dưỡng Angel Luk giải thích lý do tại sao:
Khi được hỏi tại sao trứng nấu bằng lò vi sóng lại là một phương pháp nấu ăn lành mạnh được ưa chuộng? Chuyên gia Luk trả lời: Trứng chứa các chất dinh dưỡng nhạy cảm với nhiệt, bao gồm vitamin A, E và carotenoid. Thời gian nấu bằng lò vi sóng thường ngắn hơn, vì vậy về mặt lý thuyết, cách nấu này sẽ giữ lại nhiều chất dinh dưỡng hơn so với thời gian nấu lâu hơn khi sử dụng các phương pháp khác. Một nghiên cứu năm 2014 được công bố trên tạp chí Hóa học thực phẩm cho thấy nấu trứng càng lâu thì lượng vitamin D3 giữ lại càng ít. Điều này rất quan trọng, bởi vì ăn trứng là một trong những cách bổ sung lượng vitamin D3 cần thiết cho cơ thể.
Thí nghiệm chỉ ra rằng những phương pháp nấu trứng tương đối ngắn như luộc và chiên trứng có thể giữ lại đến 88% lượng vitamin D3. Ngược lại, nướng trứng trong 40 phút chỉ giữ lại được từ 39-45% vitamin D3, bằng khoảng một nửa so với các phương pháp nấu ăn ngắn hạn.
Việc nấu trứng trong lò vi sóng diễn ra còn nhanh hơn nữa nên có thể giữ lại nhiều vitamin D3 hơn. Các chất dinh dưỡng khác cũng có thể được giữ nguyên vẹn hơn. Nội dung tiếp theo của bài viết này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 19.7.
Gập bụng có giúp giảm mỡ?
Khi nhắc đến giảm mỡ bụng thì gập bụng là một trong những bài tập phổ biến nhất. Trên thực tế, không ít người tin rằng chỉ cần chăm chỉ gập bụng mỗi ngày thì lớp mỡ ở vùng bụng sẽ dần biến mất.
Tuy nhiên, quan niệm cho rằng gập bụng giúp giảm mỡ bụng là không đúng. Khoa học thể hình hiện đại phát hiện đốt mỡ ở một vùng cụ thể nào đó thông qua tập luyện là không thể.
Một nghiên cứu đăng trên chuyên san Journal of Strength and Conditioning Research cho thấy tập gập bụng trong 6 tuần không hề làm giảm lượng mỡ ở vùng bụng. Tuy nhiên, sức mạnh cơ bụng lại có cải thiện.
Nguyên nhân là do mỡ trên cơ thể khi giảm sẽ giảm đồng bộ ở mọi vị trí. Khi chúng ta thâm hụt calo, tức lượng calo tiêu hao nhiều hơn nạp vào, cơ thể sẽ dần sử dụng mỡ từ khắp nơi để cung cấp năng lượng. Việc giảm mỡ nhiều hay ít ở một vị trí nào đó còn tùy thuộc vào yếu tố di truyền, hoóc môn và lối sống.
Trên thực tế, gập bụng là bài tập tăng cơ, không phải đốt mỡ. Gập bụng chủ yếu là bài tập cho cơ bụng, đặc biệt là nhóm cơ bụng thẳng, giúp tăng sức mạnh vùng này. Theo thông tin từ trang Harvard Health Publishing (Mỹ), một người trung bình nặng khoảng 70 kg chỉ đốt khoảng 3-5 calo/phút khi gập bụng. Với mức tiêu hao năng lượng thấp thì gập bụng khó trở thành bài tập đốt calo hoặc giảm mỡ toàn thân hiệu quả. Nội dung tiếp theo của bài viết này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 19.7.
Bác sĩ: Cách ngoáy tai 'ai cũng thích' không ngờ rất nguy hiểm!
Khi nước vào tai, ngứa bên trong tai, hoặc cảm giác ráy tích tụ trong tai, điều hiển nhiên ai cũng muốn làm là dùng tăm bông để ngoáy tai.
Dùng tăm bông để ngoáy tai rất phổ biến, nhưng bạn có biết điều này có thể tiềm ẩn những nguy cơ không tốt cho tai.
Sau đây, bác sĩ Andrea Kerr, chuyên gia thính học, người sáng lập Phòng khám tai Hear Right (Canada), giải thích rõ tác hại của việc ngoáy tai bằng tăm bông và hướng dẫn mẹo vệ sinh tai an toàn hơn.
Nếu để ý, bạn có thể thấy dòng cảnh báo in trên bao bì của tăm bông: "Không được đưa tăm bông vào ống tai. Đưa tăm bông vào ống tai có thể gây thương tích". Có lý do để các nhà sản xuất tăm bông phải làm điều này.
Tuy nhiên, bất chấp những cảnh báo thường xuyên từ các chuyên gia, nhiều người vẫn tin rằng loại bỏ ráy tai theo cách này không gây vấn đề.
Thông thường, ráy tai được đẩy ra khỏi tai một cách tự nhiên khi nó di chuyển ra ngoài, mang theo các tế bào da chết và các mảnh vụn khác. Quá trình tự làm sạch đảm bảo tai luôn sạch sẽ và hoạt động bình thường mà không cần các phương pháp làm sạch như tăm bông. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này bạn nhé!