Nhảy đến nội dung
 

Ngày đầu làm việc ở 'siêu phường' Trấn Biên, Đồng Nai

Trung tâm hành chính tỉnh Đồng Nai mới được đặt tại P.Trấn Biên, nơi vốn là trung tâm của TP.Biên Hòa thuộc tỉnh Đồng Nai cũ.

Trấn Biên, "siêu phường" của tỉnh Đồng Nai mới

7 giờ 30 phút ngày 1.7, tại Trung tâm hành chính công P.Trấn Biên (Đồng Nai) đã có hơn 30 người dân đến làm thủ tục hành chính. Bí thư phường, chủ tịch phường cũng có mặt kiểm tra, hỏi thăm cán bộ lẫn người dân. Mọi thủ tục hành chính của người dân và doanh nghiệp trong ngày làm việc đầu tiên đều được giải quyết nhanh chóng.

Trung tâm hành chính công P.Trấn Biên được đặt tại trụ sở UBND P.Quyết Thắng (cũ) nằm trên đường Võ Thị Sáu, gần đường ray xe lửa. Còn trụ sở Đảng ủy và UBND P.Trấn Biên là trụ sở Thành ủy Biên Hòa và UBND TP.Biên Hòa cũ.

Trong số 95 xã, phường của tỉnh Đồng Nai mới (sau sáp nhập Đồng Nai và Bình Phước), P.Trấn Biên dù diện tích không lớn (31 km2), nhưng lại có dân số lên đến 197.060 người, nên được xem là đơn vị hành chính cấp xã có số dân đông nhất Đồng Nai và một trong những phường nằm trong "tốp" có dân số đông nhất của cả nước. Và P.Trấn Biên cũng là nơi được chọn là Trung tâm hành chính của tỉnh Đồng Nai mới.

Nguồn gốc tên gọi Trấn Biên

Vào tháng 4.2026, khi UBND tỉnh Đồng Nai lập đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã để trình lên Quốc hội, nhiều người dân bất ngờ khi khu vực trung tâm của TP.Biên Hòa được đặt tên mới là P.Trấn Biên (gồm 6 phường: Bửu Long, Quang Vinh, Trung Dũng, Thống Nhất, Hiệp Hòa và An Bình sáp nhập lại).

Tuy nhiên, chỉ là bất ngờ chứ không lạ lẫm, bởi tên Trấn Biên vốn không xa lạ gì với người dân Đồng Nai hay thậm chí là cả nước. Vì Đồng Nai lâu nay đã có một Văn miếu Trấn Biên vang danh, vào 2016 còn được Bộ VH-TT-DL công nhận là di tích lịch sử cấp Quốc gia.

Theo sử sách ghi lại, Văn miếu Trấn Biên ra đời vào năm Ất Mùi (năm 1715) dưới triều chúa Nguyễn Phúc Chu (năm 1691-1725), là văn miếu đầu tiên được xây ở Đàng trong. Theo sách Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức (bộ địa chí ghi chép về vùng đất Gia Định, miền Nam Việt Nam), Văn miếu Trấn Biên được xây dựng tại thôn Tân Lai, tổng Phước Dinh, huyện Phước Chánh (nay thuộc P.Bửu Long, TP.Biên Hòa, Đồng Nai cũ). Đáng tiếc là công trình này bị thực dân Pháp đốt phá vào năm 1861.

Đến năm 1998, tỉnh Đồng Nai cho khôi phục lại Văn miếu Trấn biên trên nền đất cũ, đến năm 2002 thì hoàn thành. Từ khi hồi sinh, Văn miếu Trấn Biên trở thành nơi bảo tồn, gìn giữ và tôn vinh các giá trị văn hóa - giáo dục xưa và nay của dân tộc và của vùng đất Đồng Nai. Lãnh đạo tỉnh Đồng Nai thường tổ chức các lễ viếng các bậc tiền nhân; lễ báo công, tuyên dương tài năng trên các lĩnh vực, đặc biệt trên lĩnh vực văn hóa-giáo dục.

Lùi xa lịch sử hơn nữa, tên gọi Trấn Biên có từ những năm 1698, khi Nguyễn Hữu Cảnh được chúa Nguyễn điều vào đất Đồng Nai mở mang bờ cõi. Nguyễn Hữu Cảnh chọn cù lao Phố (nay thuộc P.Hiệp Hòa, TP.Biên Hòa, Đồng Nai cũ) đặt tỉnh Gia Định, lấy đất Đồng Nai làm phủ Phước Long, dựng nên dinh Trấn Biên; lập xứ Sài Côn (Sài Gòn) làm phủ Tân Bình, lập dinh Phiên Trấn (theo Gia Định thành thông chí).

Trao đổi với PV Thanh Niên, ông Trần Quang Toại, Chủ tịch Hội khoa học lịch sử tỉnh Đồng Nai, nói "Dinh Trấn Biên có nghĩa là nơi trấn giữ biên cương".

 
 
 
logo
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI ĐẠI SÀN

GPĐKKD: 0103884103 do sở KH & ĐT TP Hà Nội cấp lần đầu ngày 29/06/2009.

Địa chỉ: Gian số L4-07 tầng 4, nơ-2 - Gold Season,  47 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội

MIỀN BẮC

Địa chỉ Showroom: D11-47 KĐT Geleximco Lê Trọng Tấn, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại  Điện thoại: 1900 98 98 36

MIỀN NAM

Địa chỉ VPGD: 57/1c, Khu phố 1, Phường An Phú Đông, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại  Email: info@daisan.vn