Nhảy đến nội dung

Nam thanh niên mất 3,5 tỷ đồng khi lỡ đi tìm 'gái gọi'

Công an phường Hà Cầu (quận Hà Đông, Hà Nội) mới đây đã nhận được đơn trình báo của anh M (30 tuổi trú tại quận Hà Đông) về việc bị lừa đảo chiếm đoạt số tiền lên đến 3,5 tỷ đồng. Theo trình báo của nam thanh niên, ngày 29/4, anh M qua mạng xã hội Telegram để xem sex và tìm dịch vụ "gái gọi". Sau đó, anh được các đối tượng hướng dẫn nạp tiền để kích hoạt thẻ thành viên và nhận "hoa hồng" từ việc nạp tiền. Tổng số tiền anh M đã nạp là hơn 3,5 tỷ đồng, nhưng không rút ra được. Các đối tượng tiếp tục hướng dẫn anh phải làm thêm nhiệm vụ mới rút được tiền. Biết mình đã rơi vào "bẫy lừa ", anh M đã đến cơ quan công an trình báo. Để phòng tránh lừa đảo, Công an thành phố Hà Nội khuyến cáo người dân không tham gia các hoạt động, diễn đàn, hội nhóm mang tính chất "đồi trụy, khiêu dâm" trên không gian mạng. Cẩn trọng với các yêu cầu về tài chính khi hoạt động trên môi trường mạng như: nộp phí mở tài khoản, kích hoạt thẻ thành viên và nhận hoa hồng hoặc tham gia giao dịch tài chính không rõ nguồn gốc nhất là những lời hứa hẹn lợi nhuận cao, cơ hội đầu tư hấp dẫn. Chỉ giao dịch chuyển tiền khi xác định chắc chắn định danh của người đuợc nhận tiền. Không chuyển tiền cho nguời là, kể cả nguời đó xưng danh là Công an, Viện kiểm soát, Tòa án, ngân hàng. Tuyệt đối không truy cập đường link lạ, cài đặt ứng dụng không rõ nguồn gốc. Nếu nghi ngờ có dấu hiệu lừa đảo, hãy thông báo ngay cho cơ quan Công an địa phương để được hỗ trợ, giải quyết theo quy định của pháp luật; thường xuyên cập nhật các phương thức thủ đoạn lừa đảo trực tuyến mới… Sách về Pháp luật Nội dung cuốn sách "Thực hiện pháp luật về an ninh mạng ở Việt Nam" đi sâu nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn thực hiện pháp luật về an ninh mạng dưới góc độ của ngành lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật; đánh giá thực trạng pháp luật về an ninh mạng ở Việt Nam và tham khảo kinh nghiệm của một số nước trên thế giới.