Nhảy đến nội dung
 

Mua hàng từ 5 triệu phải chuyển khoản để trừ thuế, Cục Thuế lý giải

Cục Thuế lý giải về việc mua hàng từ 5 triệu đồng phải chuyển khoản (thay vì 20 triệu đồng như trước) mới được khấu trừ thuế để minh bạch hóa các giao dịch có giá trị lớn.

Ông Mai Sơn, Phó cục trưởng Cục Thuế phát biểu tại họp báo. Ảnh: BTC.

Theo Nghị định 181 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng, từ 1/7, cơ sở kinh doanh phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với hàng hóa mua vào từ 5 triệu đồng trở lên (đã bao gồm thuế VAT) mới được khấu trừ thuế VAT, thay vì mức 20 triệu đồng như quy định cũ.

Tại buổi họp báo thường kỳ quý II của Bộ Tài chính diễn ra chiều 2/7, ông Mai Sơn, Phó cục trưởng Cục Thuế đã lý giải về điều chỉnh ngưỡng giao dịch này.

Minh bạch hóa các giao dịch hàng hóa có giá trị lớn

Cụ thể, ông Sơn cho biết trước đây, do quy định yêu cầu giao dịch từ 20 triệu đồng trở lên mới cần chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt, cơ quan chức năng đã phát hiện một số trường hợp chia nhỏ giao dịch lớn thành nhiều khoản dưới mức quy định để được khấu trừ thuế.

Theo lãnh đạo Cục Thuế, việc thay đổi này không làm thay đổi về bản chất của quy định mà chỉ giảm mức giới hạn.

"Quan trọng là mỗi một giao dịch phát sinh từ 5 triệu đồng trở lên thì người thực hiện giao dịch phải chuyển khoản. Đây là điểm mấu chốt của sự thay đổi này", ông Sơn nhấn mạnh.

Quy định mới được kỳ vọng giúp cơ quan thuế quản lý hiệu quả hơn, giảm thất thu ngân sách, đồng thời minh bạch hóa các giao dịch có giá trị lớn.

Theo quy định, điều kiện để khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào là cơ sở kinh doanh phải có hóa đơn VAT của hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc chứng từ nộp thuế VAT ở khâu nhập khẩu; chứng từ nộp thuế VAT thay cho phía nước ngoài theo quy định của Luật Thuế GTGT.

Bên cạnh đó, cơ sở kinh doanh phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào (bao gồm hàng hóa nhập khẩu) từ 5 triệu đồng trở lên, đã bao gồm thuế VAT.

Trong đó, chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt là chứng từ chứng minh việc thanh toán không dùng tiền mặt theo quy định của Nghị định 52/2024/NĐ-CP, trừ các chứng từ bên mua nộp tiền mặt vào tài khoản của bên bán.

Cụ thể các chứng từ đúng quy định bao gồm: Chuyển khoản qua tài khoản ngân hàng; thông qua tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán gồm séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng, ví điện tử và các phương tiện thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Chia hộ, cá nhân kinh doanh thành 4 nhóm để quản lý thuế

Cũng tại buổi họp, Phó cục trưởng Cục Thuế Mai Sơn đã có thông tin về việc thực hiện sử dụng hoá đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền đối với các các nhân và hộ kinh doanh cũng như việc bãi bỏ thuế khoán từ năm 2026.

Về việc sử dụng hóa đơn điện tử, Phó cục trưởng Cục Thuế cho hay từ ngày 20/3 khi Nghị định quy định chính sách này được ban hành, Bộ Tài chính đã xây dựng kế hoạch tuyên truyền, hỗ trợ các hộ kinh doanh bắt buộc áp dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền kết nối dữ liệu với vơ quan thuế.

Theo ông, thực tế chỉ có khoảng 1% trong tổng số 3,6 triệu hộ kinh doanh trên cả nước đã thực hiện đầy đủ các quy định về hóa đơn điện tử. Bộ Tài chính đã phối hợp với các nhà cung cấp giải pháp, tổ chức nhiều hội thảo, cung cấp thông tin tư vấn về thuế, kế toán, kiểm toán để giúp hộ kinh doanh hiểu rõ hơn về chi phí tuân thủ và cách thức thực hiện. Bộ cũng đã gửi văn bản chỉ đạo đến các Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố để tăng cường phối hợp triển khai.

Hiện có khoảng 106.575 hộ kinh doanh bắt đầu áp dụng, tuy nhiên, trong đó nhiều hộ vẫn còn e ngại. Nguyên nhân một phần do cùng thời điểm triển khai Nghị định 70 cũng có nhiều quy định mới khác được áp dụng, như truy xuất nguồn gốc hàng hóa, gây ra tâm lý lo ngại và khó khăn cho các hộ kinh doanh trong quá trình chuyển đổi.

Trong bối cảnh này, cơ quan quản lý sẽ tiếp tục rà soát, điều chỉnh chính sách để phù hợp với thực tiễn, đồng thời sẽ công bố các thông tin chính thức nhằm đảm bảo minh bạch và hỗ trợ người nộp thuế.

Với việc bãi bỏ thuế khoán từ năm 2026, ông Sơn cho biết mục đích là để minh bạch hóa hoạt động kinh doanh, giảm chênh lệch giữa hộ kinh doanh và doanh nghiệp, đồng thời đảm bảo công bằng với người làm công ăn lương. Thực tế, nhiều hộ kinh doanh nhỏ lẻ như hàng quán, chợ truyền thống có doanh thu dưới hoặc chỉ nhỉnh hơn ngưỡng chịu thuế, trong khi vẫn đóng thuế khoán cố định.

Để thay thế thuế khoán, dự thảo Luật Quản lý thuế dự kiến chia hộ, cá nhân kinh doanh thành 4 nhóm doanh thu, áp dụng phương pháp quản lý khác nhau.

Nhóm 1 dự kiến có doanh thu dưới 200 triệu đồng/năm, áp dụng từ 2026, được miễn thuế. Nhóm 2 có doanh thu từ 200 triệu đồng đến dưới 1 tỷ đồng/năm. Nhóm 3 là các hộ, cá nhân kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng có doanh thu 1-3 tỷ đồng/năm và lĩnh vực thương mại, dịch vụ có doanh thu 1-10 tỷ/năm. Nhóm 4 có doanh thu trên 10 tỷ đồng.Ông Sơn cho biết nhóm 1 và 2 được khuyến khích sử dụng hóa đơn điện tử sau khi bỏ thuế khoán. Trong đó, nhóm 2 dự kiến có lộ trình áp dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế từ năm 2027-2028. Hai nhóm này dự kiến được đề xuất chỉ phải sử dụng sổ kế toán đơn giản để ghi chép thu chi theo mẫu (phần mềm) của Bộ Tài chính.Nhóm 3 và 4 thuộc diện bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế. Trong đó, nhóm 3 dự kiến thực hiện chế độ kế toán đơn giản. Còn nhóm 4 thực hiện các chế độ kế toán như các doanh nghiệp vừa và nhỏ.Ngoài ra, Cục Thuế cũng đang đề xuất tăng ngưỡng doanh thu không chịu thuế từ 200 triệu lên ít nhất 400 triệu đồng/năm để phù hợp thực tế, đồng thời điều chỉnh tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân (TNCN) cho từng nhóm.Tuy nhiên, ông Sơn nhấn mạnh các nội dung này mới chỉ là dự kiến. Tri Thức - Znews giới thiệu độc giả Tủ sách kiến thức kinh tế với đa dạng cuốn sách, câu chuyện trong lĩnh vực kinh doanh, kinh tế. Là nguồn tư liệu cho những người quan tâm và muốn nâng cao kiến thức trong lĩnh vực kinh tế. Những cuốn sách, câu chuyện trong Tủ sách không chỉ đơn thuần là những tác phẩm của tri thức mà còn chứa đựng bí quyết, kinh nghiệm quý báu từ các tác giả, nhà quản lý có uy tín và kinh nghiệm lâu năm trong ngành.

Đọc sách không chỉ giúp người đọc tiếp cận những kiến thức mới mà còn giúp mở rộng tầm nhìn và phát triển bản thân. Tủ sách kiến thức kinh tế mong muốn lan tỏa tri thức trong lĩnh vực kinh doanh, đồng thời phát triển văn hóa đọc cho người Việt.

 
 
 
logo
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI ĐẠI SÀN

GPĐKKD: 0103884103 do sở KH & ĐT TP Hà Nội cấp lần đầu ngày 29/06/2009.

Địa chỉ: Gian số L4-07 tầng 4, nơ-2 - Gold Season,  47 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội

MIỀN BẮC

Địa chỉ Showroom: D11-47 KĐT Geleximco Lê Trọng Tấn, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại  Điện thoại: 1900 98 98 36

MIỀN NAM

Địa chỉ VPGD: 57/1c, Khu phố 1, Phường An Phú Đông, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại  Email: info@daisan.vn