Nhảy đến nội dung
 

Mỗi năm Việt Nam phát sinh 140.000 đăng ký sở hữu công nghiệp

Số liệu trên được công bố tại Đại hội Đảng bộ Cục Sở hữu trí tuệ lần thứ VI, nhiệm kỳ 2025-2030, chiều 26/6 tại Hà Nội. Cụ thể, ở giai đoạn 2020–2024, Cục tiếp nhận 707.000 đơn đăng ký, tăng 34,4% so với 2015–2019. Trong đó, 617.800 đơn được xử lý, tăng 45,2%. Tổng số văn bằng bảo hộ được cấp là 212.370, tăng tương ứng 45,2%.

Theo Đảng bộ Cục Sở hữu trí tuệ, kết quả này phản ánh sự gia tăng nhu cầu đăng ký quyền sở hữu công nghiệp trong bối cảnh kinh tế số phát triển, đồng thời thể hiện nỗ lực cải cách và nâng cao hiệu quả hoạt động chuyên môn của đơn vị.

Nhận định về kết quả nhiệm kỳ qua, ông Lưu Hoàng Long, Bí thư Đảng ủy, Cục trưởng Sở hữu trí tuệ, đánh giá hầu hết chỉ tiêu Cục đều hoàn thành và vượt kế hoạch đề ra. "Cục Sở hữu trí tuệ từng bước có những chuyển biến tích cực", ông nói.

Trong nhiệm kỳ 2020-2025, Cục xác định việc xử lý đơn sở hữu công nghiệp tồn đọng là nhiệm vụ then chốt. Trên cơ sở chỉ đạo của Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ, toàn bộ hệ thống của Cục đã vào cuộc để giải quyết các tồn đọng.

Cục đã triển khai nhiều giải pháp như phân công nhiệm vụ cụ thể, rà soát quy trình nghiệp vụ, bổ sung nhân lực hỗ trợ, ứng dụng công nghệ, khoán sản lượng, làm thêm giờ, thuê ngoài kỹ thuật, tăng kiểm tra giám sát, nâng cao trách nhiệm người đứng đầu. Mục tiêu đặt ra là hoàn thành xử lý toàn bộ đơn đăng ký tồn đọng trước ngày 31/10.

Tuy vậy, ông Long cũng thẳng thắn nhìn nhận "công tác xử lý đơn sở hữu công nghiệp chưa đáp ứng được kỳ vọng của lãnh đạo Bộ Khoa học và Công nghệ cũng như mong mỏi của người dân, doanh nghiệp". Điều này xuất phát từ một số khó khăn Cục gặp phải như cơ sở hạ tầng xuống cấp, hệ thống công nghệ thông tin chưa đáp ứng yêu cầu, vấn đề biên chế chưa được giải quyết triệt để.

Báo cáo đại hội chỉ rõ, với vai trò cơ quan đầu mối quốc gia, Cục Sở hữu trí tuệ đã thực hiện tốt chức năng quản lý và điều phối trên phạm vi cả nước, chủ động phối hợp triển khai Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2022, Chiến lược sở hữu trí tuệ đến năm 2030 và Chương trình phát triển tài sản trí tuệ.

Trong 5 năm qua, hơn 600 nhiệm vụ cấp quốc gia và 1.500 nhiệm vụ cấp địa phương về phát triển tài sản trí tuệ được thực hiện, tập trung vào xác lập, quản lý và khai thác quyền đối với sáng chế, giải pháp hữu ích, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm chủ lực của địa phương. Hơn 60 tỉnh, thành phố đã ban hành cơ chế hỗ trợ riêng, từng bước hình thành mạng lưới hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ.

Trong 5 năm tới, Cục đặt mục tiêu xây dựng hệ thống sở hữu trí tuệ hiện đại, hiệu quả, đồng hành cùng doanh nghiệp, nhà khoa học và cộng đồng trong bảo hộ, khai thác, thương mại hóa tài sản trí tuệ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo.

"Cục Sở hữu trí tuệ phấn đấu 100% thủ tục hành chính được cung cấp trực tuyến toàn trình; 100% hồ sơ được xử lý trên môi trường điện tử; 100% cán bộ, Đảng viên làm việc trên các hệ thống nghiệp vụ điện tử; Cục trở thành cơ quan 'không giấy tờ' vào năm 2030", báo cáo đại hội chỉ rõ.

Đại hội bầu ra Ban Chấp hành Đảng bộ Cục Sở hữu trí tuệ nhiệm kỳ 2025-2030. Cục trưởng Lưu Hoàng Long giữ chức Bí thư Đảng ủy Cục. Theo ông Long, trong 5 năm tiếp theo, Cục hướng tới trở thành cơ quan sở hữu trí tuệ quốc gia mạnh trong khu vực Đông Nam Á.

Trọng Đạt

Góp ý kiến tạo
Bạn có thể đặt mọi câu hỏi, vấn đề về Khoa học công nghệ, Đổi mới sáng tạo, Chuyển đổi số trực tiếp cho Bộ Khoa học và Công nghệ
Gửi góp ý
 
 
 
logo
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI ĐẠI SÀN

GPĐKKD: 0103884103 do sở KH & ĐT TP Hà Nội cấp lần đầu ngày 29/06/2009.

Địa chỉ: Gian số L4-07 tầng 4, nơ-2 - Gold Season,  47 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội

MIỀN BẮC

Địa chỉ Showroom: D11-47 KĐT Geleximco Lê Trọng Tấn, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại  Điện thoại: 1900 98 98 36

MIỀN NAM

Địa chỉ VPGD: 57/1c, Khu phố 1, Phường An Phú Đông, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại  Email: info@daisan.vn