Nhảy đến nội dung

Mang chim trời đến quán cà phê phải có giấy tờ: Kiểm lâm nói gì?

Ông Lê Ngọc Tuấn, chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm TP Huế, chia sẻ với Tuổi Trẻ Online về chuyện mang chim trời đến quán cà phê và việc chứng minh nguồn gốc của chim.

Chim trời hợp pháp cần giấy tờ gì?

Theo ông Tuấn, hiện nay chim trời hay động vật hoang dã được pháp luật bảo vệ bằng những quy định rất cụ thể, nghiêm ngặt.

Nếu là loài động vật được nuôi hợp pháp thì phải thuộc một trong năm nhóm nguồn gốc được pháp luật quy định sau: có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên hợp pháp; có nguồn gốc nhập khẩu hợp pháp; có nguồn gốc (mua) sau khi xử lý tịch thu; có nguồn gốc từ cá thể con của động vật rừng nuôi sinh sản hợp pháp; có nguồn gốc từ mua bán, chuyển nhượng quyền sở hữu.

Với mỗi nhóm nguồn gốc, cơ quan kiểm lâm hoặc các cơ quan chức năng có liên quan sẽ cấp và có những loại giấy tờ để chứng minh nguồn gốc hợp pháp của loại chim hoặc thú đang nuôi.

Cụ thể, đối với chứng minh chim có nguồn gốc khai thác tự nhiên hợp pháp, theo quy định cần có bản chính bảng kê lâm sản được xác nhận bởi cơ quan kiểm lâm sở tại.

Nguồn gốc nhập khẩu hợp pháp phải có tờ khai hải quan theo quy định, có bản chính bảng kê lâm sản do chủ lâm sản lập hoặc packing-list/log-list do tổ chức, cá nhân lập theo quy định của nước xuất khẩu.

Chim có nguồn gốc (mua) sau xử lý tịch thu phải có bản chính bảng kê lâm sản do cơ quan kiểm lâm được giao xử lý tài sản lập hoặc bản chính bảng kê lâm sản do cơ quan được giao xử lý tài sản lập có xác nhận của cơ quan kiểm lâm.

Chim có nguồn gốc từ cá thể con của động vật rừng nuôi sinh sản hợp pháp thì theo quy định tổ chức, cá nhân nuôi động vật rừng thông thường phải đảm bảo nguồn gốc hợp pháp, an toàn cho con người, tuân thủ quy định về môi trường và thú y.

Phải thực hiện ghi chép sổ theo dõi theo mẫu và thông báo cho cơ quan kiểm lâm trong vòng 3 ngày kể từ khi đưa động vật rừng thông thường về cơ sở nuôi để quản lý.

Chim có nguồn gốc từ mua bán, chuyển nhượng quyền sở hữu phải có bản chính bảng kê lâm sản có xác nhận của cơ quan kiểm lâm sở tại; bản sao hồ sơ mua bán, chuyển giao quyền sở hữu liền kề trước đó hoặc sử dụng mã phản hồi nhanh (QR) chứa đựng hồ sơ quy định trên bảng kê lâm sản.

Với trường hợp đem chim đến quán cà phê hay nhà hàng, người nuôi có thể chụp ảnh những giấy tờ chứng minh nguồn gốc hợp pháp hoặc trong trường hợp cụ thể có thể gọi điện cho cán bộ kiểm lâm sở tại để chứng minh nguồn gốc nuôi…

Ông Tuấn cũng cho biết theo quy định, hành vi săn, bắt, giết, nuôi nhốt động vật hoang dã trái pháp luật sẽ bị xử phạt hành chính với mức phạt 1 triệu - 400 triệu đồng, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm và loài động vật hoang dã liên quan.

Riêng với việc nuôi nhốt động vật rừng thông thường có giá trị từ 300 triệu đồng trở lên có thể bị xử lý hình sự. Mức phạt đối với cá nhân cho hành vi này có thể từ 50 triệu - 1,5 tỉ đồng, cải tạo không giam giữ đến 3 năm, hoặc phạt tù 6 tháng - 12 năm. Đối với pháp nhân thương mại, mức phạt có thể 300 triệu - 6 tỉ đồng.

Nếu người nuôi không đăng ký mã số cơ sở nuôi theo quy định của pháp luật, không lập sổ theo dõi hoặc lập sổ theo dõi không đúng mẫu theo quy định… có thể bị xử phạt 500.000 - 10 triệu đồng.

Mục đích cuối cùng là để bảo vệ chim trời

Ông Tuấn cũng cho biết sau khi thông tin về việc người đưa chim trời đến quán cà phê phải chứng minh được giấy tờ hợp pháp được báo chí đăng tải, bản thân ông và anh em trong ngành kiểm lâm cũng nhận được nhiều ý kiến xoay quanh việc này.

Phần lớn mọi người bày tỏ quan điểm ủng hộ, cũng có nhiều người tỏ vẻ phản đối. Thậm chí rất nhiều người trên mạng xã hội tỏ ý giễu cợt, cố tình suy nghĩa chữ "chim" trên thông tin không phải là "chim trời" mà là "chim" khác.

"Tuy nhiên dù ai hiểu theo nghĩa gì thì đều đã giúp chúng tôi đạt được mục đích tuyên truyền cho mọi người hiểu nuôi chim trời cần phải có nguồn gốc hợp pháp, nếu không đã vi phạm pháp luật.

Chung quy lại mỗi lượt chia sẻ, mỗi lượt người dân nhắc đến câu chuyện đó thì đã giúp chúng tôi chung tay bảo vệ đàn chim trời", ông Tuấn nói.

Theo ông Tuấn, thực tế hiện nay nhiều người vẫn nghĩ rằng việc mua bán, nuôi nhốt chim trời hay các loài động vật hoang dã là điều bình thường.

Điều này một phần là do việc tuyên truyền ý thức về pháp luật trong việc nuôi nhốt động vật hoang dã chưa thực sự hiệu quả và đây là lúc lực lượng kiểm lâm cố gắng tăng cường thực hiện điều này trước khi áp dụng những hình thức xử phạt với người dân vi phạm.

Ông cho biết sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền bằng nhiều cách như phát tờ rơi, thực hiện chuyên mục giải đáp thắc mắc của người dân…

Điều này không chỉ bảo vệ đàn chim trời nói riêng mà còn góp phần quảng bá, gìn giữ hình ảnh một thành phố Huế xanh, thân thiện với môi trường và rộn ràng tiếng chim.

 
logo
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI ĐẠI SÀN

GPĐKKD: 0103884103 do sở KH & ĐT TP Hà Nội cấp lần đầu ngày 29/06/2009.

Địa chỉ: Gian số L4-07 tầng 4, nơ-2 - Gold Season,  47 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội

MIỀN BẮC

Địa chỉ Showroom: D11-47 KĐT Geleximco Lê Trọng Tấn, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại  Điện thoại: 1900 98 98 36

MIỀN NAM

Địa chỉ VPGD: 57/1c, Khu phố 1, Phường An Phú Đông, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại  Email: info@daisan.vn