Lưu Hiểu Khánh bị tố trốn thuế

Lưu Hiểu Khánh bị một người cáo buộc trốn thuế. Tổng cục Kiểm tra số 4 thuộc Cục Thuế thành phố Thượng Hải đã tiếp nhận báo cáo và mở cuộc điều tra.
Theo Guancha, nữ diễn viên nổi tiếng Lưu Hiểu Khánh vừa bị một công dân Thâm Quyến, họ Vương tố cáo vì nghi ngờ trốn thuế tại Thượng Hải. Tổng cục Kiểm tra số 4 thuộc Cục Thuế thành phố Thượng Hải đã tiếp nhận báo cáo và mở cuộc điều tra vào đầu tháng 5.
Theo báo cáo, Lưu Hiểu Khánh bị cáo buộc chuyển 3,3 triệu NDT từ khoản vay thành thu nhập cá nhân dưới danh nghĩa “phí quảng cáo hình ảnh” thông qua Trung tâm truyền thông văn hóa Yixi Thượng Hải, một doanh nghiệp nhỏ do bà đứng tên.
![]() |
Lưu Hiểu Khánh vướng cáo buộc trốn thuế. Ảnh: Sohu. |
Công ty này sử dụng hóa đơn thuế giá trị gia tăng với thuế suất 6% để giảm nghĩa vụ thuế thu nhập cá nhân, ước tính trốn hơn 27% thuế. Trung tâm truyền thông văn hóa Yixi bị nghi ngờ không có cơ sở kinh doanh thực tế, không có nhân viên hay hồ sơ đóng bảo hiểm xã hội và sử dụng hóa đơn giả để che giấu hành vi vi phạm.
Vụ việc làm dấy lên lo ngại từ công chúng, đặc biệt khi Lưu Hiểu Khánh từng vướng lùm xùm thuế trong quá khứ. Năm 2002, nữ diễn viên bị giam 422 ngày do công ty của bà trốn thuế hàng chục triệu NDT. Anh rể bà, Tĩnh Quân, bị kết án với vai trò đại diện pháp lý, nhưng Lưu Hiểu Khánh được thả do không đủ bằng chứng truy tố.
Sau đó, bà thanh toán hết nợ thuế bằng cách bán tài sản và trở lại hoạt động nghệ thuật. Báo cáo của ông Vương cũng đề cập rằng nữ diễn viên có nhiều tiền án liên quan đến nợ thuế và tiền phạt tại Thượng Hải, đồng thời bị cáo buộc vi phạm pháp luật nhiều lần.
Hiện tại, cơ quan thuế Thượng Hải chưa công bố kết luận chính thức. Lưu Hiểu Khánh cũng chưa lên tiếng về cáo buộc này.
5.000 năm nghệ thuật Trung Hoa có gì?
Sách Lịch sử mỹ thuật Trung Hoa của tác giả Dương Kỳ, GS về Nghệ thuật tại Đại học Thanh Hoa, là một bức tranh toàn cảnh về di sản nghệ thuật và thẩm mỹ của Trung Hoa qua 5.000 năm lịch sử.
Sách đưa người đọc vào dòng chảy sáng tạo của mỹ thuật Trung Hoa được kế thừa một cách tuần tự, rực rỡ, đẹp đẽ. Từ đồ gốm màu vẽ mặt người và cá, đồ đồng thanh nhuốm màu thời gian, những viên gạch phù điêu hay các tác phẩm đá khắc tranh mộc mạc giản đơn, những bức nhân vật họa có khí vận sinh động của Ngô Đạo Tử, những bức công bút họa hoa điểu sống động như thật của Triệu Cát,… cho đến sự sáng tạo trong hội họa truyền thống của Tề Bạch Thạch thời cận đại, sự kết hợp hội họa Đông Tây của Từ Bi Hồng.