Luật công chứng, nên biết những điểm mới đáng chú ý nào?

Luật Công chứng năm 2024, có hiệu lực từ ngày 1.7, quy định nhiều điểm mới như: chuyển đổi công chứng công sang tư nhân, thẩm quyền bổ nhiệm công chứng viên…
Chuyển đổi phòng công chứng (công) sang tư nhân
Theo Nghị định số 104 năm 2025 quy định 3 mốc thời gian để chuyển đổi từ công chứng công (phòng công chứng) sang tư nhân (văn phòng công chứng). Căn cứ mức tự chủ tài chính của phòng công chứng, lộ trình hoàn thành việc chuyển đổi, giải thể phòng công chứng tại các địa phương được thực hiện như sau:
Phòng công chứng tự bảo đảm toàn bộ chi thường xuyên và chi đầu tư: hoàn thành chậm nhất là ngày 31.12.2026.
Đối với các phòng công chứng tự bảo đảm toàn bộ chi thường xuyên: hoàn thành chậm nhất là ngày 31.12.2027.
Đối với các phòng công chứng còn lại: hoàn thành chậm nhất là ngày 31.12.2028.
Sở Tư pháp lập đề án chuyển đổi phòng công chứng thành văn phòng công chứng trình UBND cấp tỉnh xem xét, quyết định.
Trường hợp không có khả năng chuyển đổi phòng công chứng thành văn phòng công chứng thì Sở Tư pháp lập đề án giải thể phòng công chứng trình UBND cấp tỉnh xem xét, quyết định.
Văn phòng công chứng được thành lập trên cơ sở chuyển đổi từ phòng công chứng sẽ kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ trong hoạt động công chứng và tiếp nhận toàn bộ hồ sơ. Điều này bảo đảm tính liên tục trong cung cấp dịch vụ công chứng, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người yêu cầu công chứng trước đó. Khi cần cấp bản sao, sửa đổi, bổ sung văn bản công chứng cũ, người dân, các tổ chức chỉ cần liên hệ với văn phòng công chứng mới sau chuyển đổi.
Phí công chứng, giá dịch vụ theo yêu cầu liên quan đến công chứng được thực hiện theo quy định của pháp luật, không phân biệt tổ chức hành nghề công chứng là công chứng công hay tư nhân.
Công chứng tư được hoạt động theo loại hình công ty hợp danh
Điều 23, 76 luật Công chứng 2024, văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo quy định của luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan đối với loại hình công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân.
Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo loại hình công ty hợp danh phải có từ 2 thành viên hợp danh trở lên và không có thành viên góp vốn. Các thành viên hợp danh phải là công chứng viên và có quyền ngang nhau khi quyết định các vấn đề của văn phòng công chứng. Trưởng Văn phòng công chứng phải là thành viên hợp danh của văn phòng công chứng và đã hành nghề công chứng từ đủ 2 năm trở lên.
Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân, thì chủ doanh nghiệp tư nhân đồng thời là Trưởng Văn phòng công chứng và phải là công chứng viên đã hành nghề công chứng từ đủ 2 năm trở lên.
Văn phòng công chứng được thành lập trước ngày luật này có hiệu lực thi hành mà chưa có điều lệ thì phải xây dựng và gửi Sở Tư pháp trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày luật này có hiệu lực thi hành. Trường hợp có thành viên hợp danh chưa góp vốn vào Văn phòng công chứng thì phải thực hiện góp vốn và gửi tài liệu chứng minh về Sở Tư pháp trong thời hạn nêu trên.
Văn phòng công chứng được lựa chọn tên gọi
Từ ngày 1.7, văn phòng công chứng được lựa chọn tên gọi (không phải đặt theo tên của thành viên hợp danh hoặc trưởng văn phòng). Do vậy, có thể có nhiều tổ chức có nhu cầu đổi tên (dùng lại tên cũ trước đây).
Để thực hiện đúng quy định pháp luật về tên gọi của các tổ chức trong cùng lĩnh vực không được trùng, hoặc gây nhầm lẫn, Sở Tư pháp TP.HCM đã có văn bản kiến nghị Bộ Tư pháp xem xét hướng dẫn các địa phương thực hiện việc nhập tên gọi tại phần mềm quản lý công chứng của bộ này. Việc giải quyết thay đổi tên gọi theo nguyên tắc ưu tiên cho tổ chức đăng ký tên gọi trước.
Thời gian đào tạo, bồi dưỡng nghề công chứng
Tại khoản 2, 3 điều 11 và khoản 1 điều 12 luật Công chứng 2024 đã bỏ quy định về bồi dưỡng nghề công chứng, miễn đào tạo nghề công chứng. Thay vào đó tất cả các đối tượng muốn bổ nhiệm công chứng viên đều phải tham gia đào tạo nghề công chứng.
Tuy nhiên, luật mới quy định các trường hợp được giảm thời gian đào tạo nghề công chứng (còn 6 tháng), mở rộng đối tượng hơn so với luật Công chứng năm 2014 như: trợ giúp viên pháp lý hạng 2; thanh tra viên chính ngành tư pháp; chuyên viên chính, pháp chế viên chính, nghiên cứu viên chính, giảng viên chính trong lĩnh vực pháp luật; thừa phát lại, luật sư, đấu giá viên đã hành nghề từ đủ 5 năm trở lên.
Tập sự hành nghề công chứng
Theo khoản 1 điều 12 luật Công chứng 2024, quy định tất cả các trường hợp đều phải tập sự 12 tháng.
Các trường hợp không được đăng ký tập sự hành nghề công chứng, thì ngoài các trường hợp quy định theo luật Công chứng 2014, còn quy định thêm các trường hợp sau:
Giấy chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng là vô thời hạn; trừ trường hợp trong 5 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận mà không đề nghị bổ nhiệm công chứng viên thì hết hiệu lực.
Tiêu chuẩn bổ nhiệm công chứng viên
Theo điều 10 luật Công chứng 2024, tiêu chuẩn bổ nhiệm công chứng viên như sau:
Thẩm quyền và thời hạn bổ nhiệm công chứng viên
Theo điều 14 Nghị định 121 năm 2025 Chính phủ, Chủ tịch UBND cấp tỉnh có thẩm quyền bổ nhiệm công chứng.
Trường hợp không được bổ nhiệm lại công chứng:
Miễn nhiệm công chứng viên
Ngoài các quy định tại luật Công chứng 2014, luật Công chứng 2024 còn có thêm điểm mới: