Loạn thị cần biết 6 biện pháp sau để kiểm soát bệnh nặng hơn

![]() |
Người bệnh có thể duy trì một số bài tập tại nhà để kiểm soát độ loạn. |
Trường hợp loạn thị nặng sẽ gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống hàng ngày, việc điều trị là rất cần thiết và quan trọng vì loạn thị không thể tự khỏi cũng như tự cải thiện.
Tuy nhiên, loạn thị nặng vẫn có thể diễn tiến theo thời gian và cần có các can thiệp y tế để kiểm soát độ loạn. Ngoài các biện pháp từ y khoa, tại nhà người bệnh loạn thị cần chú ý đến những vấn đề sau để hỗ trợ kiểm soát độ loạn thị tốt hơn.
Cách duy trì một số bài tập luyện mắt, thư giãn
Người loạn thị có thể tham khảo thêm một số bài tập cho mắt loạn thị từ các bác sĩ, kỹ thuật viên. Các biện pháp massage mắt đơn giản có thể giúp cho mắt thư giãn, giảm thiểu triệu chứng mỏi mắt, nhức mắt, khó chịu do loạn thị gây ra, cụ thể:
Cần tuân thủ thời gian nghỉ ngơi phù hợp
Khi phải làm việc trong một khoảng thời gian dài, nhất là là việc trên máy tính, hãy chú ý thời gian để cho mắt được nghỉ ngơi ngắt quãng. Chuyên gia khuyến cáo, cứ sau 20 phút tập trung làm việc hãy để cho mắt được nghỉ ngơi trong khoảng 20 giây và nhìn xa với khoảng cách 20 feet (6,1 m). Sau 2 giờ làm việc liên tục nên để cho mắt được nghỉ ngơi từ 15 đến 20 phút.
Ngoài ra, người loạn thị nên hạn chế thức khuya, ngủ đủ giấc từ 6 đến 8h mỗi ngày để mắt có thời gian nghỉ ngơi đầy đủ, nạp lại năng lượng cho ngày mới, hạn chế các dấu hiệu loạn thị gây khó chịu cho mắt.
Cần chú ý đến nơi làm việc, học tập trong điều kiện ánh sáng thích hợp
Người loạn thị cần đảm bảo không gian làm việc, học tập đạt đủ điều kiện ánh sáng phù hợp. không quá tối, tránh ánh sáng chói như mặt trời hay đèn trong phòng bị phản xạ lên màn hình máy tính và chiếu vào mắt. Khuyến khích người loạn thị nên đặt thêm kính lọc cho màn hình máy tính để lọc bớt ánh sáng chói từ màn hình hắt vào mắt, giúp hình ảnh người loạn thị nhìn thấy rõ ràng, sắc nét hơn.
Khi làm việc với máy tính, luôn đảm bảo màn hình phải cách mắt từ 50 đến 60cm, tâm của màn hình luôn đảm bảo ở khoảng thấp hơn so với tầm mắt từ 10 đến 20cm sẽ đảm bảo ánh sáng phù hợp nhất.
Chú ý đến tư thế ngồi phù hợp
Tư thế ngồi làm việc hay học tập rất quan trọng, khi bạn ngồi hãy chỉnh ghế sao cho hai cẳng tay của bạn song song với nền nhà, hai đùi vuông góc với cẳng chân, bàn chân đặt phẳng ở mắt đất, đảm bảo luôn thẳng lưng và giữ hai vai ngang bằng nhau. Tư thế ngồi này được công nhận khoa học và chuẩn nhất, giúp bảo vệ mắt loạn thị tốt hơn.
Chế độ dinh dưỡng giàu vitamin A, C, E, omega 3
Thường xuyên bổ sung các thực phẩm chứa dinh dưỡng tốt cho mắt loạn thị cũng là cách được chuyên gia khuyên dùng giúp kiểm soát tốt độ loạn thị ở mắt. Các thực phẩm giàu vitamin A, C, E, omega 3... giúp mắt loạn thị tăng cường thị lực thường có nhiều trong rau xanh, quả mọng, cá hồi, cà rốt... giúp hạn chế thiếu hụt dưỡng chất ở mắt có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại.
Cần khám mắt định kỳ, kiểm tra thị lực
Khám mắt định kỳ, kiểm tra thị lực thường xuyên luôn được các chuyên gia nhãn khoa khuyến cáo nên thực hiện từ 1 đến 2 lần mỗi năm, đặc biệt người loạn thị, nhất là đối tượng trẻ em cần duy trì, thực hiện đầy đủ.
Việc chủ động kiểm tra thị lực thường xuyên khi bị loạn thị giúp nắm được tình trạng sức khỏe của mắt, sự tiến triển của độ loạn để có biện pháp can thiệp phù hợp cho từng giai đoạn nhất định, tránh biến chứng nguy hiểm.
Trong trường hợp loạn thị nặng, không thể cải thiện được bằng kính, người từ 18 tuổi thường được chỉ định phẫu thuật để lấy lại thị lực. Tuy nhiên, đây vẫn chưa phải là phương pháp triệt để, loạn thị có thể bị tái lại sau một khoảng thời gian nếu không có biện pháp chăm sóc, bảo vệ mắt phù hợp hoặc do cơ địa của mỗi người.
Tóm lại: Tuy loạn thị không tự giảm độ cũng như không tự khỏi được nhưng nếu được chẩn đoán sớm và có những chỉ định y tế phù hợp sẽ giúp khắc phục hiệu quả cũng như gìn giữ thị lực tốt cho mắt.
Trong cuốn sách Sống khỏe mạnh không phụ thuộc vào thuốc, giáo sư Ryoko Chiba cho rằng nguyên tắc cơ bản khi sử dụng thuốc trong cuộc sống thường ngày chính là “ngắn và cụ thể”. Khi nào bị bệnh thì uống thuốc. Hết bệnh thì nhanh chóng ngừng thuốc. Tuy nhiên, nếu chỉ thay đổi mỗi cách sử dụng thuốc thì chúng ta không thể khỏe mạnh lên. Để thật sự khỏe mạnh, mỗi chúng ta cũng cần thay đổi cả thói quen sống và cách suy nghĩ của mình.