Nhảy đến nội dung

Làn sóng COVID-19 mới lan rộng tại Trung Quốc, Thái Lan, Singapore

TPO - COVID-19 đang âm thầm tái xuất và trở thành mối lo ngại gia tăng ở một số quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á, đặc biệt là Hong Kong (Trung Quốc), Trung Quốc đại lục, Singapore và Thái Lan, với sự gia tăng mạnh số ca mắc và ca bệnh nặng. Sự tái bùng phát của COVID-19 trong mùa hè là điều đáng lo ngại, vì nó mâu thuẫn với giả định trước đây rằng virus này sẽ có xu hướng giống cúm mùa – suy giảm trong thời tiết ấm áp.

TPO - COVID-19 đang âm thầm tái xuất và trở thành mối lo ngại gia tăng ở một số quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á, đặc biệt là Hong Kong (Trung Quốc), Trung Quốc đại lục, Singapore và Thái Lan, với sự gia tăng mạnh số ca mắc và ca bệnh nặng. Sự tái bùng phát của COVID-19 trong mùa hè là điều đáng lo ngại, vì nó mâu thuẫn với giả định trước đây rằng virus này sẽ có xu hướng giống cúm mùa – suy giảm trong thời tiết ấm áp.

Tăng số ca mắc, ca tử vong

Tình hình COVID-19 tại Hong Kong (Trung Quốc) đang được theo dõi sát sao. Trung tâm Bảo vệ Sức khỏe Hong Kong báo cáo tỷ lệ mẫu xét nghiệm cho kết quả dương tính hiện đã lên mức cao nhất trong hơn một năm qua.

Trong tuần kết thúc vào ngày 3/5, đã có 31 ca nặng được ghi nhận - mức cao nhất trong 12 tháng. Trong tuần đã ghi nhận 31 ca tử vong, phần lớn là người trên 65 tuổi.

Ngoài ra, giám sát nước thải cho thấy nồng độ virus tăng rõ rệt, cho thấy lây nhiễm cộng đồng đang lan rộng. Ông Albert Au từ Trung tâm Bảo vệ Sức khỏe Hong Kong cho biết hoạt động của virus hiện đang “khá cao”, dựa trên mẫu nước thải và số ca nhập viện.

Số ca nhiễm ở trẻ em cũng đang tăng, phần lớn là trẻ chưa được tiêm vắc xin. Làn sóng này được dự đoán đạt đỉnh trong 2-3 tuần và có thể kéo dài đến 3 tháng.

Không chỉ hệ thống y tế bị ảnh hưởng, ngành giải trí cũng cảm nhận rõ tác động của làn sóng mới này. Ca sĩ nổi tiếng Hong Kong Eason Chan (Trần Dịch Tấn) đã hủy buổi biểu diễn tại Đài Loan (Trung Quốc) sau khi nhiễm COVID-19, làm tăng thêm nhận thức của công chúng về nguy cơ tiềm ẩn và tầm quan trọng của các biện pháp phòng ngừa.

Tại Singapore, Bộ Y tế nước này thông báo, số ca COVID-19 trong tuần kết thúc ngày 3/5 tăng 28% lên 14.200 ca. Số ca nhập viện vì virus cũng tăng khoảng 30%.

Đáng chú ý, đây là lần đầu tiên trong gần một năm Chính phủ Singapore công bố số liệu chính thức theo cách này - vốn thường chỉ áp dụng trong những tình huống đáng lo ngại.

Dù vậy, Singapore chưa ghi nhận biến thể mới nào nghiêm trọng hơn. Các cơ quan chức năng tin rằng nguyên nhân chính là do miễn dịch suy giảm trong dân, sau một thời gian dài không tiêm mũi nhắc lại hoặc không tiếp xúc với virus.

Do đó, Chính phủ Singapore đang khuyến nghị khẩn cấp các nhóm có nguy cơ cao, đặc biệt là người cao tuổi và người có bệnh nền, nhanh chóng tiêm mũi nhắc lại.

Biến thể Omicron XEC tăng ở Thái Lan

Dữ liệu từ Bộ Khoa học Y tế Thái Lan cho thấy sự hiện diện ngày càng tăng của biến thể Omicron XEC ở nước này trong tháng 1 và tháng 2. Biến thể XEC là chủng tái tổ hợp mới xuất hiện của Omicron, lần đầu tiên được xác định ở Đức vào tháng 6/2024. Đây là giống lai của hai biến thể phụ KS.1.1 (FLiRT) và KP.3.3 (FLuQE). XEC mang nhiều đột biến cho phép lây truyền nhanh hơn và hiện đã được phát hiện ở ít nhất 15 quốc gia trên khắp châu Âu, Bắc Mỹ và châu Á.

Hơn 550 trình tự gen từ 27 quốc gia đã được ghi nhận. Dữ liệu từ Mỹ, Anh và Trung Quốc cho thấy XEC lây lan nhanh hơn 84-110% so với các biến thể phụ Omicron khác, chiếm 10-20% các ca nhiễm mới ở một số khu vực.

Làn sóng COVID-19 mới lan rộng tại Trung Quốc, Thái Lan, Singapore ảnh 1

Dữ liệu từ Bộ Khoa học Y tế Thái Lan cho thấy sự hiện diện ngày càng tăng của biến thể Omicron XEC ở nước này trong tháng 1 và tháng 2. Ảnh: The Nation.

Mùa hè đáng lo ngại

Một xu hướng tương tự cũng được quan sát tại Trung Quốc đại lục và Thái Lan. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc báo cáo rằng, tỷ lệ dương tính tại các bệnh viện đã tăng gấp đôi trong năm tuần tính đến ngày 4/5; hầu hết các ca đều nhẹ. Đây được xem là dấu hiệu cảnh báo rằng Trung Quốc có thể đang bước vào một làn sóng tương tự mùa hè năm ngoái.

Từ 31/3 đến 4/5, tỷ lệ dương tính ở các bệnh nhân có triệu chứng giống cúm đã tăng từ 7,5% lên 16,2%. Các chuyên gia cho rằng điều này liên quan đến mức kháng thể giảm sau đợt dịch cuối cùng cách đây 10 tháng.

Tại Thái Lan, làn sóng COVID-19 mới bùng phát sau lễ hội Songkran (té nước) vào tháng 4, với nhiều hoạt động tụ tập đông người, được cho là đã thúc đẩy quá trình lây lan. Cục Kiểm soát Dịch bệnh Thái Lan xác nhận rằng, nước này đã trải qua hai đợt bùng phát đáng kể chỉ trong vài tháng đầu năm nay.

Các ca mắc COVID-19 đã tăng vọt ở Thái Lan, với tổng cộng 71.067 ca nhiễm và 19 ca tử vong được báo cáo từ ngày 1/1 đến 14/5, theo Trung tâm Thông tin COVID-19 của nước này. Số ca mắc tiếp tục tăng, với hai đợt bùng phát cụm đáng kể được xác định. Đợt bùng phát này diễn ra sau kỳ nghỉ lễ Songkran (tuần 16), trong đó số ca mắc tăng đều đặn.

Do đó, cơ quan y tế Thái Lan đang kêu gọi người dân, đặc biệt là các nhóm nguy cơ cao, tiêm mũi nhắc lại càng sớm càng tốt.

Trong khi đó, Ấn Độ chưa ghi nhận dấu hiệu bùng phát mới. Bộ Y tế và Phúc lợi gia đình Ấn Độ báo cáo chỉ có 93 ca COVID-19 đang điều trị trên toàn quốc, chưa có bằng chứng rõ ràng về sự tái bùng phát.

Tuy nhiên, các chuyên gia y tế cộng đồng tại Ấn Độ đang theo dõi chặt chẽ tình hình, lưu ý rằng các đợt bùng phát tại các quốc gia láng giềng ở châu Á là lời nhắc nhở rằng việc nới lỏng quá mức các biện pháp phòng chống COVID-19 có thể nhanh chóng làm thay đổi cục diện.

Làn sóng COVID-19 mới lan rộng tại Trung Quốc, Thái Lan, Singapore ảnh 2

Bộ Y tế và Phúc lợi gia đình Ấn Độ báo cáo chỉ có 93 ca COVID-19 đang điều trị trên toàn quốc. Ảnh: The Nation.

Sự tái bùng phát của COVID-19 trong mùa hè là điều đáng lo ngại, vì nó mâu thuẫn với giả định trước đây rằng virus này sẽ có xu hướng giống cúm mùa – suy giảm trong thời tiết ấm áp.

COVID-19 tiếp tục là mối đe dọa đối với các hệ thống y tế công cộng, đặc biệt nếu các biện pháp phòng ngừa bị nới lỏng.

Nhiều quốc gia đang khôi phục các hoạt động chia sẻ dữ liệu, tăng cường truyền thông y tế công cộng, và thúc đẩy chiến dịch tiêm mũi nhắc lại nhằm ngăn chặn các đợt bùng phát quy mô lớn.

Nguyên nhân gia tăng và cách ứng phó

Các chuyên gia nêu ra nhiều nguyên nhân của tình trạng gia tăng số ca mắc COVID-19 gần đây. Đó là miễn dịch suy giảm do thiếu mũi nhắc lại hoặc chưa từng nhiễm virus gần đây; các hoạt động xã hội tăng như lễ hội và tụ tập đông người; COVID-19 lây lan ngay cả trong mùa nóng, cho thấy hành vi theo mùa có thể đã thay đổi; các nhóm dễ tổn thương, đặc biệt là người cao tuổi và trẻ em chưa tiêm chủng.

Tuy vậy, chúng ta không nên quá lo lắng. Hầu hết chuyên gia so sánh làn sóng hiện tại với cúm mùa, phần lớn các ca mắc sẽ khỏi mà không gặp biến chứng nghiêm trọng.

Tuy nhiên, người thuộc nhóm nguy cơ cao nên tiêm mũi nhắc lại nếu đã hơn một năm từ lần tiêm trước; đeo khẩu trang trong không gian kín và đông người; giữ vệ sinh cá nhân tốt và ở nhà khi bị ốm.

Sự gia tăng ca bệnh trong những tháng ấm áp đang thách thức quan niệm rằng COVID-19 sẽ lắng xuống như cúm mùa vào mùa hè. Chính quyền tại Hong Kong (Trung Quốc) và Singapore dự đoán các làn sóng tái phát định kỳ và đang tập trung vào công tác chuẩn bị, truyền thông cộng đồng và tiêm chủng.

Dù các chủng hiện tại không nghiêm trọng hơn, nhưng việc người dân ít tiêm mũi nhắc lại và miễn dịch suy giảm đang tạo điều kiện cho virus quay trở lại. Các chuyên gia y tế nhấn mạnh sự cần thiết của việc cảnh giác liên tục, đặc biệt với những người dễ bị tổn thương.

Làn sóng COVID-19 mới lan rộng tại Trung Quốc, Thái Lan, Singapore ảnh 3

Hầu hết chuyên gia so sánh làn sóng hiện tại với cúm mùa, phần lớn các ca mắc sẽ khỏi mà không gặp biến chứng nghiêm trọng. Ảnh: Tempo.

Thái An
Theo The Nation, Gulf News, Times of India, SCMP
 
logo
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI ĐẠI SÀN

GPĐKKD: 0103884103 do sở KH & ĐT TP Hà Nội cấp lần đầu ngày 29/06/2009.

Địa chỉ: Gian số L4-07 tầng 4, nơ-2 - Gold Season,  47 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội

MIỀN BẮC

Địa chỉ Showroom: D11-47 KĐT Geleximco Lê Trọng Tấn, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại  Điện thoại: 1900 98 98 36

MIỀN NAM

Địa chỉ VPGD: 57/1c, Khu phố 1, Phường An Phú Đông, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại  Email: info@daisan.vn