Nhảy đến nội dung
 

Lần đầu tiên có chỉ số đánh giá vị thế kinh tế 34 tỉnh, thành mới

TP HCM, Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh và Đồng Nai tiếp tục là những cực tăng trưởng vượt trội, vai trò trung tâm trong chuỗi giá trị quốc gia..

Theo báo cáo Chỉ số Vị thế Kinh tế cấp tỉnh (PEPI) 2025 vừa được Vietstats – công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực dữ liệu kinh tế, công bố ngày 1-7, lần đầu tiên, Việt Nam có một bộ chỉ số đánh giá toàn diện và chuẩn hóa về vị thế kinh tế tương đối của các địa phương, không dựa vào địa giới hành chính hay các số liệu đơn lẻ truyền thống. 

Chỉ số Vị thế Kinh tế cấp tỉnh (PEPI), do Vietstats xây dựng và công bố là kết quả của một quá trình nghiên cứu nhằm kiến tạo nền tảng phân tích mới cho các chiến lược phát triển vùng trong bối cảnh đất nước đang bước vào một thời kỳ tổ chức lại không gian hành chính và kinh tế với quy mô chưa từng có.

Việc sáp nhập các đơn vị hành chính cấp tỉnh, bắt đầu từ ngày 1-7, đã rút gọn số tỉnh thành từ 63 xuống 34. Nhiều địa phương nay có diện tích lớn hơn, dân số đông hơn nhưng điều đó không có nghĩa là vị thế kinh tế của họ cũng đồng thời được nâng lên. 

Ngược lại, sự thay đổi này đòi hỏi một cách tiếp cận hoàn toàn mới để định vị lại vai trò và chức năng phát triển của từng địa phương trong cấu trúc liên kết vùng và quốc gia.

Bộ chỉ số này đánh giá các tỉnh, thành dựa trên ba trụ cột nền tảng - kết nối kinh tế, vị trí không gian và quy mô kinh tế - qua 8 tiêu chí định lượng, phản ánh không chỉ năng lực hiện tại mà còn tiềm năng, chức năng chiến lược trong hệ sinh thái kinh tế quốc gia. 

Thay vì nhìn vào tốc độ tăng trưởng GRDP, PEPI nhìn vào việc địa phương đó đóng vai trò gì trong mạng lưới giao thương, logistics, tiêu dùng và hội nhập, tức là vị trí trong dòng chảy kinh tế, chứ không chỉ con số trên giấy.

Kết quả PEPI 2025 cho thấy bức tranh phân hóa sâu sắc. TP HCM, Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh và Đồng Nai tiếp tục là những cực tăng trưởng vượt trội với năng lực hội nhập mạnh mẽ và vai trò trung tâm trong chuỗi giá trị quốc gia.

Một số địa phương như Bắc Ninh, Tây Ninh, Khánh Hòa, Lâm Đồng đang nổi lên như những cực trung chuyển hoặc trung tâm vùng tiềm năng nếu được đầu tư đúng định hướng.

Nhiều tỉnh như Lai Châu, Điện Biên, Tuyên Quang, Cao Bằng đang ở nhóm thấp nhất, phản ánh sự hạn chế về hạ tầng, kết nối và quy mô kinh tế, từ đó đặt ra nhu cầu cấp bách về cơ chế hỗ trợ đặc thù và đầu tư công có trọng điểm.

Đáng chú ý, PEPI đưa ra một cách tiếp cận khác, xác định các chức năng kinh tế khác nhau giữa các địa phương, từ trung tâm sản xuất, logistics, tài chính đến vùng đệm sinh thái, trung chuyển nông sản, du lịch bản địa hoặc kinh tế biên mậu. 

Việc phân loại này tạo cơ sở để Trung ương và địa phương cùng nhau xây dựng chính sách phù hợp với thực tiễn và vai trò riêng, tránh rơi vào cái bẫy phát triển dàn hàng ngang hoặc đầu tư dàn trải.


 
 
 
logo
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI ĐẠI SÀN

GPĐKKD: 0103884103 do sở KH & ĐT TP Hà Nội cấp lần đầu ngày 29/06/2009.

Địa chỉ: Gian số L4-07 tầng 4, nơ-2 - Gold Season,  47 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội

MIỀN BẮC

Địa chỉ Showroom: D11-47 KĐT Geleximco Lê Trọng Tấn, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại  Điện thoại: 1900 98 98 36

MIỀN NAM

Địa chỉ VPGD: 57/1c, Khu phố 1, Phường An Phú Đông, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại  Email: info@daisan.vn