Nhảy đến nội dung
 

Lần đầu tiên 'chộp' được loài mực khổng lồ sau hơn 100 năm phát hiện

TPO - Loài mực khổng lồ khó nắm bắt cuối cùng đã được chụp ảnh, ghi hình đúng một thế kỷ sau khi nó được phát hiện lần đầu tiên. Một nhóm các nhà khoa học trên tàu nghiên cứu Falkor của Viện Đại dương Schmidt đã quay phim một con mực dài 30 cm khi nó bơi qua đại dương gần Quần đảo Nam Sandwich ở độ sâu khoảng 600 m.

TPO - Loài mực khổng lồ khó nắm bắt cuối cùng đã được chụp ảnh, ghi hình đúng một thế kỷ sau khi nó được phát hiện lần đầu tiên. Một nhóm các nhà khoa học trên tàu nghiên cứu Falkor của Viện Đại dương Schmidt đã quay phim một con mực dài 30 cm khi nó bơi qua đại dương gần Quần đảo Nam Sandwich ở độ sâu khoảng 600 m.
Lần đầu tiên 'chộp' được loài mực khổng lồ sau hơn 100 năm phát hiện ảnh 1

Con mực khổng lồ non được quay ở gần quần đảo Nam Sandwich.(Ảnh: ROV SuBastian / Viện Đại dương Schmidt)

Đoạn video được quay hồi tháng 3 năm nay tại Nam Đại Tây Dương bởi một thiết bị điều khiển từ xa (ROV) có tên SuBastian, cho thấy chú mực con trong suốt nhẹ nhàng bơi qua vực sâu của đại dương, với những xúc tu nhỏ xíu lủng lẳng phía sau.

Kat Bolstad, nhà nghiên cứu mực tại Đại học Công nghệ Auckland ở New Zealand, chuyên gia khoa học độc lập được tham vấn để xác minh đoạn phim, cho biết: "Trong 100 năm, chúng ta chủ yếu bắt gặp chúng là những con mồi còn sót lại trong dạ dày của cá voi và chim biển và những con cá săn mồi".

Mực khổng lồ (Mesonychoteuthis hamiltoni) thậm chí còn lớn hơn cả loài mực khổng lồ nổi tiếng (Architeuthis dux). Chúng được coi là loài động vật không xương sống lớn nhất trên hành tinh, dài tới 14m và nặng tới 500kg. Chúng có đôi mắt lớn nhất trong số các loài động vật đã biết, có thể dài tới 27cm, gần bằng kích thước quả bóng đá.

Những sinh vật kỳ lạ này sống sâu bên dưới vùng nước Nam Cực của Nam Đại Dương. Chúng ngày càng sống ở độ sâu lớn hơn theo tuổi tác, với con mực nhỏ nhất và trẻ nhất được tìm thấy ở độ sâu khoảng 500m, những con non sống ở độ sâu từ 500 đến 2.000m và những con trưởng thành sống ở độ sâu hơn nữa.

Năm nay đánh dấu 100 năm kể từ khi loài mực khổng lồ được chính thức xác định và đặt tên, nhưng rất ít loài được nhìn thấy kể từ đó. Lần đầu tiên loài mực được phát hiện sau khi hai cánh tay của nó được tìm thấy trong dạ dày của một con cá nhà táng vào mùa đông năm 1924-1925.

Hà Thu
Theo Live Science