Nhảy đến nội dung
 

Kinh tế tư nhân đang có tín hiệu tích cực từ làn sóng khởi sự kinh doanh

6 tháng đầu năm, cả nước có 91.186 doanh nghiệp mới thành lập, phản ánh xu hướng khởi sự kinh doanh đang diễn ra mạnh mẽ trên phạm vi toàn quốc.

Xu hướng khởi sự kinh doanh đang diễn ra mạnh mẽ

Tọa đàm "Báo chí và doanh nghiệp: Đồng hành thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân" do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức ngày 4-7 tại TP.HCM, ông Đỗ Thiên Anh Tuấn - Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright - nhận định rằng kinh tế tư nhân đang có tín hiệu tích cực từ làn sóng khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh song áp lực vẫn còn lớn.

Theo Cục Phát triển doanh nghiệp tư nhân và kinh tế tập thể (Bộ Tài chính), tháng 6-2025 ghi nhận 24.422 doanh nghiệp thành lập mới, mức cao kỷ lục, gấp hơn 2 lần so với trung bình giai đoạn 2021–2024.

Tính chung 6 tháng đầu năm, cả nước có 91.186 doanh nghiệp mới, phản ánh xu hướng khởi sự kinh doanh đang diễn ra mạnh mẽ trên phạm vi toàn quốc. Cùng với đó, 14.390 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong tháng 6, tăng 91% so với cùng kỳ.

"Lần đầu tiên, tổng số doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường vượt số doanh nghiệp rút lui, cho thấy môi trường kinh doanh đang dần cải thiện và niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp đang được khôi phục rõ nét, đặc biệt sau khi Nghị quyết 68 đi vào thực tiễn.

Đáng chú ý, khu vực hộ kinh doanh cũng ghi nhận sự bứt phá với mức tăng 118,4% so với cùng kỳ và gấp 2,4 lần mức trung bình kể từ tháng 7-2023. Điều này cho thấy không chỉ doanh nghiệp mà cả người dân cũng đang chủ động nắm bắt cơ hội, khẳng định tinh thần khởi sự kinh doanh đang lan tỏa mạnh mẽ trong toàn xã hội", ông Đỗ Thiên Anh Tuấn nhận định.

Tuy nhiên, bên cạnh những dấu hiệu phục hồi tích cực, bức tranh doanh nghiệp cũng cho thấy không ít thách thức. Chỉ trong 5 tháng đầu năm 2025, đã có hơn 113.000 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, bao gồm tạm ngừng hoạt động, giải thể hoặc chờ giải thể, vượt cả số doanh nghiệp thành lập mới.

Đồng thời, quy mô vốn và lao động bình quân của các doanh nghiệp mới tiếp tục xu hướng giảm, cho thấy mô hình doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ và hoạt động cầm chừng đang ngày càng phổ biến. Những con số này không chỉ phản ánh những khó khăn ngắn hạn mà còn bộc lộ rõ tâm lý phòng thủ của khu vực tư nhân trong bối cảnh sức cầu phục hồi chưa ổn định, chi phí đầu vào gia tăng và môi trường pháp lý còn tồn tại nhiều rào cản.

Bên cạnh đó, độ trễ trong thực hiện chính sách khiến nhiều doanh nghiệp khó hoạch định được chiến lược dài hạn, buộc phải ưu tiên duy trì tồn tại thay vì mở rộng phát triển.

Theo ông Tuấn, việc hàng chục nghìn doanh nghiệp rời bỏ thị trường không chỉ là mất mát về số lượng mà còn đặt ra những lo ngại về năng lực cạnh tranh, hiệu quả tích lũy vốn và khả năng tạo việc làm của nền kinh tế.

"Trước thực tế này, việc khôi phục niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp tư nhân cần được xác định là ưu tiên hàng đầu trong điều hành chính sách. Điều này đòi hỏi những cải cách thực chất, từ tháo gỡ rào cản pháp lý, đơn giản hóa thủ tục hành chính, đảm bảo sự nhất quán trong thông điệp và kỷ luật trong thực thi chính sách.

Một môi trường kinh doanh minh bạch, ổn định và có thể dự báo là điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp yên tâm đầu tư và phát triển", ông Tuấn nhận định.

Tháo gỡ nút thắt về vốn cho doanh nghiệp tư nhân

Phó chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Võ Tân Thành cho rằng, thực tiễn sau gần 40 năm đổi mới đã chứng minh vai trò then chốt của kinh tế tư nhân, khi khu vực này hiện đóng góp khoảng 50% GDP và tạo ra phần lớn việc làm cho xã hội. Tốc độ tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm 2025 ước đạt 7,3% là một con số ấn tượng, đã phản ánh niềm tin mạnh mẽ của cộng đồng doanh nghiệp và nhà đầu tư vào các định hướng phát triển của đất nước.

Tuy nhiên, phó chủ tịch VCCI cũng thẳng thắn nhìn nhận những hạn chế cố hữu. Phần lớn doanh nghiệp tư nhân vẫn ở quy mô vừa và nhỏ, năng lực công nghệ, quản trị và chất lượng nguồn nhân lực còn yếu. Điều này dẫn đến khả năng cạnh tranh và năng lực chen chân vào chuỗi giá trị toàn cầu còn khá khiêm tốn.

Ông Nguyễn Hoàng Anh - chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn Nam Miền Trung - đề xuất tháo gỡ nút thắt về vốn cho doanh nghiệp tư nhân.

"Chính phủ cần thiết lập cơ chế vốn, nguồn vốn hạn mức, có giá trị phù hợp và tăng trưởng ngành đáp ứng từng cấp độ doanh nghiệp. Trong đó, từng ngành nghề được thiết kế tiêu chuẩn phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp ngành tiếp cận vốn vay", ông kiến nghị.

 
 
 
logo
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI ĐẠI SÀN

GPĐKKD: 0103884103 do sở KH & ĐT TP Hà Nội cấp lần đầu ngày 29/06/2009.

Địa chỉ: Gian số L4-07 tầng 4, nơ-2 - Gold Season,  47 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội

MIỀN BẮC

Địa chỉ Showroom: D11-47 KĐT Geleximco Lê Trọng Tấn, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại  Điện thoại: 1900 98 98 36

MIỀN NAM

Địa chỉ VPGD: 57/1c, Khu phố 1, Phường An Phú Đông, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại  Email: info@daisan.vn