Nhảy đến nội dung
 

Kiệt tác của 'nhà thơ thị giác' lập kỷ lục hơn 43 triệu USD

tranh venice 43 trieu usd, the Return of the Bucintoro, Bucintoro on Ascension Day, Canaletto anh 1

Canaletto, Venice, the Return of the Bucintoro on Ascension Day (1731–1732). Tác phẩm sơn dầu trên toan, kích thước 86 x 137 cm. Ảnh: Christie’s.

Một Venice huy hoàng, lễ nghi rực rỡ và ánh sáng chói ngợp của thế kỷ 18 vừa một lần nữa làm say lòng thế giới. Bức tranh kinh điển Venice, the Return of the Bucintoro on Ascension Day (tạm dịch: Venice, sự trở về của Bucintoro trong ngày Thăng Thiên) của danh họa người Italy Canaletto vừa được bán với giá 31,9 triệu bảng (43,9 triệu USD) trong phiên đấu giá Old Masters tại nhà Christie’s (London, Anh) ngày 1/7.Mức giá này vượt xa dự đoán trước đó là 20 triệu bảng (26,4 triệu USD), trở thành mức giá cao nhất từ trước đến nay cho một bức tranh của Canaletto, người được mệnh danh là “nhà thơ thị giác của Venice”.Từ văn phòng thủ tướng Anh đến phòng đấu giáKhông chỉ là một kiệt tác nghệ thuật, bức tranh còn mang theo mình những bước ngoặt lịch sử đầy thú vị. Tác phẩm từng được treo tại phòng khách dinh Thủ tướng số 10 phố Downing khi Robert Walpole, Thủ tướng Anh đầu tiên, còn đương chức vào đầu thế kỷ 18, sau đó được chuyển về điền trang Houghton Hall khi ông rời nhiệm sở vào năm 1742. Tác phẩm nhiều khả năng được mang về từ chuyến Grand Tour châu Âu của Edward Walpole, con trai Thủ tướng, với nhiệm vụ không chỉ ngắm cảnh mà còn săn tìm các tác phẩm nghệ thuật đỉnh cao cho bộ sưu tập của cha mình. Cùng với bức Grand Canal from Palazzo Balbi to the Rialto (tạm dịch: Kênh đào Grand Canal nhìn từ Palazzo Balbi đến cầu Rialto), hai bức tranh trở thành biểu tượng cho mối tình giữa tầng lớp quý tộc Anh và nghệ thuật Venice.Robert Walpole, với mạng lưới “tình báo nghệ thuật” khắp lục địa, được xem là một trong những nhà sưu tập quyền lực nhất châu Âu. Ông đưa Canaletto đến gần với giới thượng lưu Anh, thậm chí sớm hơn cả vua George III tới 25 năm. Canaletto, The Grand Canal from Palazzo Balbi towards the Rialto Bridge (1724). Tác phẩm miêu tả trục giao thông thủy sầm uất nhất của Venice trong thế kỷ 18. Ảnh: Art Images.Venice, the Return of the Bucintoro on Ascension Day là một bản giao hưởng thị giác về vẻ đẹp, sự ngăn nắp và thiêng liêng. Tranh mô tả nghi lễ Thăng Thiên, khi vị Doge của Venice cùng đoàn thuyền nghi lễ Bucintoro lộng lẫy tiến ra biển, ném xuống nước một chiếc nhẫn vàng để tái khẳng định “cuộc hôn nhân vĩnh cửu” giữa Venice và biển cả. Nghi lễ này kéo dài hàng thế kỷ, cho đến khi Cộng hòa Venice sụp đổ vào năm 1797. Tất cả diễn ra dưới nền trời xanh ngọc đặc trưng của Canaletto, với ánh sáng trải đều như thể thời gian đang ngừng trôi.Với kích thước lớn hiếm có (86 x 137 cm), đây là tác phẩm Canaletto lớn nhất xuất hiện trên thị trường trong hơn 20 năm - một lý do quan trọng khiến giá tranh bứt phá. Bà Maja Markovic, người đứng đầu phiên đấu giá, nhận định: “Kết quả này là minh chứng cho chất lượng xuất sắc và sức hấp dẫn bền vững của tác phẩm. Đây là mức giá cao thứ hai từng đạt được tại một phiên đấu giá Old Masters của Christie’s ở London, chỉ sau Lot and His Daughters của Rubens (năm 2016)”.Trước đó, kỷ lục dành cho một tác phẩm của Canaletto thuộc về bức Grand Canal from Palazzo Balbi to the Rialto, bán với giá 18,6 triệu bảng (24,6 triệu USD) tại Sotheby’s London năm 2005.Người vẽ nên ánh sáng của thành phốCanaletto vẽ Ascension Day khi ông khoảng 30 tuổi, thời điểm được giới chuyên môn đánh giá là đỉnh cao kỹ thuật và sáng tạo của danh họa. Ông không chỉ mô tả lại Venice, mà còn kiến tạo lại một thành phố mộng tưởng nơi ánh sáng, mặt nước và kiến trúc cùng sống một nhịp thở. Andrew Fletcher, Giám đốc toàn cầu bộ phận Old Masters của Christie’s, chia sẻ: “Canaletto đã tìm ra cách để vừa mô tả chính xác các công trình của Venice, vừa khiến chúng đắm trong ánh sáng và không khí như mơ. Đây là thời kỳ đỉnh cao của ông, khi chạm tới sự tinh tế hoàn mỹ trong cách xử lý ánh sáng và phối cảnh đô thị”.Dù từng xuất hiện tại đấu giá vào năm 1751 và 1999, chỉ đến hôm nay, bức tranh mới thực sự viết lại lịch sử. Với giá bán kỷ lục mới, tác phẩm không chỉ xác lập vị thế Canaletto trong thị trường nghệ thuật toàn cầu, mà còn khẳng định rằng, những điều đẹp đẽ nhất, dù thuộc về quá khứ, vẫn luôn là hiện tại đối với tâm hồn nghệ thuật. Các nhà mốt xa xỉ nâng tầm giá trị bằng văn chương

Các thương hiệu thời trang cao cấp đang tích cực kết hợp văn học vào chiến lược tiếp thị để nâng cao giá trị thương hiệu và thu hút khách hàng trẻ tuổi. Miu Miu đã triển khai chiến dịch "Summer Reads" bằng việc phát sách miễn phí về nữ quyền tại 8 quốc gia, thu hút đông đảo người tham gia. Trước đó, nhiều nhà thiết kế như Kim Jones của Fendi, Joseph Altuzarra và Pierpaolo Piccioli của Valentino đã lấy cảm hứng từ các tác phẩm văn học cho bộ sưu tập của mình. Hãng Loewe cũng làm mới các tác phẩm kinh điển với diện mạo thời trang và bán ra với giá cao.

 
 
 
logo
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI ĐẠI SÀN

GPĐKKD: 0103884103 do sở KH & ĐT TP Hà Nội cấp lần đầu ngày 29/06/2009.

Địa chỉ: Gian số L4-07 tầng 4, nơ-2 - Gold Season,  47 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội

MIỀN BẮC

Địa chỉ Showroom: D11-47 KĐT Geleximco Lê Trọng Tấn, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại  Điện thoại: 1900 98 98 36

MIỀN NAM

Địa chỉ VPGD: 57/1c, Khu phố 1, Phường An Phú Đông, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại  Email: info@daisan.vn