Kiểm tra bếp ngay! Có 3 loại dầu phá gan, “nuôi” tế bào ung thư này phải vứt liền, ĐỪNG TIẾC

Rất nhiều người, nhiều gia đình đang “đầu độc” lá gan mỗi ngày bằng 3 loại dầu ăn này mà không hề hay biết. Loại cuối cùng còn tưởng rằng tốt hơn cho sức khỏe.
Dầu ăn là thứ cần thiết, quen thuộc trong mọi gian bếp. Nó góp phần tạo nên những món ăn ngon nhưng cũng có thể âm thầm “đánh cắp” sức khỏe nếu dùng sai cách. Dưới đây là 3 loại dầu ăn cực kỳ phổ biến nhưng lại gây tổn thương gan, kích thích tế bào ung thư gan phát triển mà bạn cần thẳng tay ném vào thùng rác:
1. Dầu ăn đã mở quá lâu, hết hạn
Nhiều người mua dầu chai lớn để tiết kiệm rồi dùng dần trong nhiều tháng, thậm chí cả năm. Tuy nhiên, theo chuyên gia dinh dưỡng, dầu đã mở nắp chỉ nên dùng trong 3 tháng vì sau thời gian này, quá trình oxy hóa sẽ diễn ra mạnh, sinh ra các chất độc như peroxide, aldehyde và gốc tự do.
Ngay cả khi chưa hết hạn in trên bao bì, dầu đã mở lâu vẫn có thể gây hại gan nếu tiếp tục sử dụng. Ngoài ra, dầu hết hạn - dù chưa mở nắp - cũng có nguy cơ biến chất nếu bảo quản kém. Theo nghiên cứu của Đại học Y khoa Chiết Giang (Trung Quốc), dầu oxy hóa lâu ngày có thể làm tổn thương tế bào gan, gây viêm và tăng nguy cơ ung thư gan.
Vì vậy, dù mở hay chưa cũng luôn kiểm tra hạn sử dụng của dầu ăn trong bếp. Nếu dầu đã mở quá 3 tháng, đổi màu, có mùi lạ hoặc vị đắng nhẹ, nên bỏ ngay, đừng tiếc.
2. Dầu chiên đi chiên lại nhiều lần
Mùi thơm từ những món chiên khiến không ít người khó cưỡng, nhưng nếu bạn thường tận dụng lại dầu chiên sau mỗi lần nấu thì nên cẩn trọng. Khi dầu bị đun đi đun lại ở nhiệt độ cao, các phân tử chất béo sẽ phân hủy và tái cấu trúc, sinh ra hàng loạt chất độc hại như acrolein, acrylamide - những hợp chất được WHO liệt vào nhóm có khả năng gây ung thư.
Theo nghiên cứu đăng trên Tạp chí Khoa học Thực phẩm và Dinh dưỡng năm 2022, việc tiêu thụ thực phẩm chế biến bằng dầu tái sử dụng nhiều lần có thể gây viêm gan, rối loạn chức năng gan và làm tăng nguy cơ ung thư gan do cơ thể phải liên tục xử lý độc tố.
Tốt nhất là không bao giờ dùng dầu ăn chiên lại. Nếu muốn tái sử dụng dầu, hãy chỉ làm duy nhất một lần và đảm bảo lọc sạch, bảo quản kín ở ngăn mát, dùng trong vòng tối đa 1 tuần.
3. Dầu ép thủ công, ép tại xưởng nhỏ
Nghe tưởng lành mạnh nhưng thực tế, dầu ép thủ công - dù là dầu lạc, dầu mè hay dầu dừa… nếu không được sản xuất theo quy trình kiểm soát nghiêm ngặt sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Đáng lo ngại nhất là khả năng nhiễm aflatoxin - độc tố sinh ra từ nấm mốc trên nguyên liệu như lạc, ngô, hạt hướng dương. Aflatoxin được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xếp vào nhóm chất gây ung thư mạnh, đặc biệt với gan.
Chuyên gia an toàn thực phẩm Tiến sĩ Vương Tư Quân (Đại học Công nghệ Nam Kinh, Trung Quốc) cảnh báo: “Chỉ cần 1 microgram aflatoxin B1 cũng có thể gây tổn thương gan nếu tích lũy lâu dài, gây ung thư gan. Trong khi dầu ép từ nguyên liệu mốc là nguồn nhiễm phổ biến nhất được thống kê lâm sàng”. Chưa kể, quy trình tự ép hay ép dầu tại xưởng nhỏ, thủ công còn tiềm ẩn nguy cơ lẫn dị vật, vi khuẩn, côn trùng… biến chất do bảo quản không đảm bảo yêu cầu.
Nếu bạn không rõ nguồn gốc hạt dầu, quy trình ép không được kiểm soát hoặc bảo quản không kỹ (dầu bị đục, có cặn, có mùi mốc), tuyệt đối không nên mua hay dùng tiếp. Tốt nhất là nên mua dầu từ thương hiệu uy tín, có kiểm định rõ ràng.
Làm sao để dùng dầu ăn an toàn, tốt cho gan?
- Kiểm soát lượng dầu ăn: Người trưởng thành chỉ nên tiêu thụ khoảng 25-30g dầu ăn/ngày (tương đương 2 tới 3 thìa canh) và hạn chế chiên rán, ưu tiên hấp, luộc, nấu canh.
- Kết hợp nhiều loại dầu: Dầu ô liu, dầu đậu nành, dầu mè, dầu đậu phộng… mỗi loại có thành phần axit béo khác nhau, nên được luân phiên sử dụng để cân bằng dinh dưỡng và giảm áp lực cho gan.
- Bảo quản đúng cách: Luôn để dầu ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng và nhiệt độ cao. Sau khi mở nắp, nên đậy kín và sử dụng hết trong vòng 3 tháng để tránh bị oxy hóa.
- Không dùng dầu chiên đi chiên lại: Mỗi lần đun nóng, dầu đều sản sinh thêm độc tố. Chỉ nên dùng 1 lần, tối đa 2 lần nếu đun ở nhiệt độ thấp và không có cặn cháy.
Nguồn và ảnh: Aboluowang, Health GVM