Nhảy đến nội dung
 

Kiểm toán Nhà nước nêu loạt nhà băng, doanh nghiệp đầu tư kém hiệu quả

Báo cáo kết quả kiểm toán năm 2024 của Kiểm toán Nhà nước nêu tên nhiều tổ chức tài chính, doanh nghiệp Nhà nước còn đầu tư tài chính hiệu quả thấp, thậm chí thua lỗ lớn.

Kiểm toán Nhà nước vừa nêu tên một số tổ chức đầu tư tài chính không hiệu quả. Ảnh: Pngtree.

Kiểm toán Nhà nước đánh giá trong năm 2023, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt góp phần kiểm soát lạm phát ở mức 3,25%, ổn định tỷ giá và thanh khoản hệ thống ngân hàng, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Các tổ chức tài chính, ngân hàng cơ bản đảm bảo các chỉ tiêu an toàn trong hoạt động, kinh doanh có lãi, tỷ lệ nợ xấu nội bảng dưới 3%.

Dù vậy, cơ quan kiểm toán cũng chỉ rõ một số tồn tại, bất cập còn tồn đọng, trong đó có tình trạng nhiều tổ chức tài chính, doanh nghiệp Nhà nước đầu tư chưa hiệu quả.

Nợ xấu tăng cao, đầu tư tài chính chưa hiệu quả

Theo Kiểm toán Nhà nước, cơ cấu tín dụng trong kỳ kiểm toán chưa đúng định hướng ưu tiên. Trong đó, dư nợ tín dụng bất động sản cuối năm 2023 tăng 11,8% so với cuối năm 2022 (trong đó cho mục đích đầu tư, kinh doanh bất động sản tăng 35,4%; gấp 2,5 lần mức tăng trưởng chung của toàn ngành). Chất lượng tín dụng có chiều hướng suy giảm, tiềm ẩn rủi ro.

Đáng chú ý, nợ xấu của nhóm khách hàng có dư nợ cấp tín dụng trên 500 tỷ đồng tăng cao về cả tỷ lệ và dư nợ (chủ yếu tại SCB), trong đó dư nợ của nhóm khách hàng này tại Sacombank tăng 536,2%, Vietcombank tăng 110,8%. NHNN đã 4 lần điều chỉnh giảm lãi suất điều hành với mức giảm từ 0,5%/năm đến 2%/năm, tuy nhiên chênh lệch giữa lãi suất cho vay bình quân và lãi suất huy động bình quân năm 2023 còn trên 4%. Kết thúc chương trình hỗ trợ lãi suất theo Nghị định số 31/2022 của Chính phủ, số tiền hỗ trợ lãi suất chỉ đạt 1.216 tỷ đồng, bằng 3,04% kế hoạch. Mặt khác, Kiểm toán Nhà nước đánh giá NHNN chưa xây dựng, trình các cấp có thẩm quyền ban hành chiến lược, kế hoạch về phát triển thị trường vàng, chưa can thiệp kịp thời để bình ổn thị trường vàng theo quy định. Công tác phối hợp cung cấp thông tin, số liệu của các Bộ, ngành liên quan cho NHNN để phục vụ việc xây dựng báo cáo dự báo cán cân thanh toán quốc tế còn hạn chế qua nhiều năm nhưng chưa được xử lý. Phương án xử lý các ngân hàng yếu kém còn chậm. Kiểm toán Nhà nước đánh giá chất lượng tín dụng tại một số ngân hàng có chiều hướng suy giảm, tiềm ẩn rủi ro. Ảnh: Nam Khánh. Trong khi đó, một số đơn vị đầu tư tài chính không hiệu quả hoặc hiệu quả thấp như Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam (Co-opBank) chưa thu hồi được khoản tiền gửi 330 tỷ đồng tại CTCP Tài chính Handico. Agribank có Công ty Cho thuê tài chính I - Agribank (ALCI) lỗ lũy kế tại ngày 31/12/2023 hơn 783 tỷ đồng, Agribank đã trích lập dự phòng đầu tư tài chính 100% số tiền 172,08 tỷ đồng. Công ty Cho thuê tài chính II - Agribank (ALCII) - đã bị tuyên bố phá sản, chấm dứt hoạt động, trong khi Agribank đã trích lập dự phòng đầu tư tài chính 100% số tiền hơn 294 tỷ đồng tại ALCII. Agribank cũng trích lập dự phòng đầu tư tài chính 100% với khoản đầu tư 10 tỷ đồng vào CTCP Vận tải Vinaconex - công ty này đã ngừng hoạt động từ năm 2015. Kết quả kiểm toán tại một số ngân hàng cho thấy việc phân loại nhóm nợ còn chưa chính xác. Co-opBank giảm dư nợ nhóm 1 là 15,4 tỷ đồng, nhóm 3 là 0,09 tỷ đồng, nhóm 4 là 0,18 tỷ đồng; tăng dư nợ nhóm 2 là 13,41 tỷ đồng, nhóm 5 là 2,26 tỷ đồng. Tại Vietcombank giảm dư nợ nhóm 1 là 24,06 tỷ đồng, nhóm 2 là 138,38 tỷ đồng, nhóm 4 là 57,15 tỷ đồng; tăng dư nợ nhóm 3 là 84,51 tỷ đồng, nhóm 5 là 135,08 tỷ đồng. Các ngân hàng cũng được chỉ ra còn sai sót về trình tự, thủ tục cho vay. Ngân hàng Chính sách xã hội có các trường hợp cho vay giải quyết việc làm không đúng đối tượng; cho vay vượt hạn mức; hỗ trợ lãi suất chưa đúng quy định.Một số doanh nghiệp Nhà nước đầu tư thua lỗ Cũng theo kết quả kiểm toán, Kiểm toán Nhà nước cho biết 9/9 tập đoàn, tổng công ty, công ty sản xuất kinh doanh có lãi, tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu tại một số đơn vị đạt trên 10%, thậm chí có đơn vị trên 20%. Tuy nhiên, việc quản lý, sử dụng vốn, tài sản của các doanh nghiệp Nhà nước còn một số hạn chế. Về quản lý dòng tiền, Dược Trung ương 3 chưa lập kế hoạch dòng tiền, chưa quy định cụ thể để kiểm soát việc giao cán bộ thu tiền mặt của khách hàng; Dược phẩm Trung ương Codupha còn để số dư tiền mặt vượt định mức... Về quản lý nợ chưa chặt chẽ, còn phát sinh nợ phải thu quá hạn có CTCP Nhiên liệu bay Petrolimex 2.297 tỷ đồng; Tổng công ty Hóa dầu Petrolimex: Công ty mẹ 24,3 tỷ đồng, Công ty TNHH Nhựa đường Petrolimex gần 533 tỷ đồng, Công ty TNHH Hóa chất Petrolimex 137 tỷ đồng; Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) hơn 228 tỷ đồng... Nhóm doanh nghiệp Nhà nước cũng được chỉ ra một số khoản đầu tư không hiệu quả. Tại thời điểm 31/12/2023, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) có 4 khoản đầu tư vào công ty con lỗ lũy kế tổng giá trị hơn 412 tỷ đồng, dù vốn góp ban đầu lên tới 1.759 tỷ đồng. Tổng công ty Khoáng sản TKV có 1 khoản đầu tư không bảo toàn được vốn và 3 khoản đầu tư vào công ty con chưa chia cổ tức do lợi nhuận sau phân phối không đủ chia cổ tức hoặc có lãi nhưng còn lỗ lũy kế. Nhiều tập đoàn, tổng công ty Nhà nước đối mặt với tình trạng thua lỗ tại các khoản đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết và đầu tư dài hạn khác. Tại Công ty mẹ Vinapharm, Dược phẩm Trung ương 2 ghi nhận lỗ lũy kế hơn 122 tỷ đồng tính đến ngày 31/12/2023, trong khi Dược Davina cũng lỗ 18,39 tỷ đồng. Công ty mẹ HUD có CTCP Sài Gòn - Rạch Giá lỗ lũy kế gần 124,5 tỷ đồng và CTCP Khách sạn và Du lịch Bảo Việt lỗ 73 tỷ đồng. Công ty mẹ Vinataba có 3 trong 6 công ty liên doanh, liên kết ghi nhận lỗ lũy kế lên tới 225,6 tỷ đồng, ngoài ra còn một khoản đầu tư dài hạn khác bị lỗ 13,18 tỷ đồng. Tổng công ty Sonadezi có CTCP Cấp nước Đồng Nai góp vốn 50 tỷ đồng vào CTCP Cấp nước Gia Tân (10,47% vốn), nhưng phải trích lập dự phòng tới 16,47 tỷ đồng. Công ty mẹ TKV cũng phải trích lập dự phòng 100% cho một khoản đầu tư, với giá trị 55,87 tỷ đồng.Theo cơ quan kiểm toán, một số khoản SCIC trực tiếp đầu tư không hiệu quả với 3/14 doanh nghiệp lỗ lũy kế tại 31/12/2023 là 32.582 tỷ đồng; 2/14 doanh nghiệp không chia cổ tức, lợi nhuận trong giai đoạn 2019-2023.Tại SCIC, Kiểm toán Nhà nước xác nhận đơn vị này đã thoái vốn tại 37/77 doanh nghiệp với tổng giá vốn 2.801/12.821 tỷ đồng, bằng 21,8% kế hoạch 5 năm trong giai đoạn 2021-2023; bán hết vốn tại 50 doanh nghiệp nhưng chưa thu hồi hết cổ tức, lợi nhuận được chia, khoảng 23,8 tỷ đồng.Một số khoản SCIC trực tiếp đầu tư cũng không hiệu quả, với 3/14 doanh nghiệp lỗ lũy kế tại ngày 31/12/2023 là gần 32.582 tỷ đồng; 2/14 doanh nghiệp không chia cổ tức, lợi nhuận trong giai đoạn 2019-2023. Tri Thức - Znews giới thiệu độc giả Tủ sách kiến thức kinh tế với đa dạng cuốn sách, câu chuyện trong lĩnh vực kinh doanh, kinh tế. Những cuốn sách, câu chuyện trong Tủ sách không đơn thuần là những tác phẩm của tri thức mà còn chứa đựng bí quyết, kinh nghiệm quý báu từ các tác giả, nhà quản lý có uy tín và kinh nghiệm lâu năm trong ngành.

Đọc sách không chỉ giúp tiếp cận những kiến thức mới mà còn giúp mở rộng tầm nhìn và phát triển bản thân. Tủ sách kiến thức kinh tế mong muốn lan tỏa tri thức trong lĩnh vực kinh doanh, đồng thời phát triển văn hóa đọc cho người Việt.

 
 
 
logo
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI ĐẠI SÀN

GPĐKKD: 0103884103 do sở KH & ĐT TP Hà Nội cấp lần đầu ngày 29/06/2009.

Địa chỉ: Gian số L4-07 tầng 4, nơ-2 - Gold Season,  47 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội

MIỀN BẮC

Địa chỉ Showroom: D11-47 KĐT Geleximco Lê Trọng Tấn, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại  Điện thoại: 1900 98 98 36

MIỀN NAM

Địa chỉ VPGD: 57/1c, Khu phố 1, Phường An Phú Đông, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại  Email: info@daisan.vn