Nhảy đến nội dung
 

Khi nào cần phẫu thuật ung thư dạ dày? - Báo VnExpress

Trả lời:

Ung thư dạ dày là một trong những loại ung thư đường tiêu hóa phổ biến. Theo thống kê của Globocan năm 2022, ung thư dạ dày đứng thứ 5 về số ca mắc mới và thứ 3 về số ca tử vong trong các loại ung thư tại Việt Nam.

Phẫu thuật đóng vai trò then chốt trong điều trị ung thư dạ dày. Phương pháp này được chỉ định trong một số trường hợp như ung thư dạ dày còn khu trú và chưa di căn xa; khối u được đánh giá có thể cắt bỏ hoàn toàn; bệnh nhân có sức khỏe đủ tốt để chịu được một cuộc phẫu thuật lớn. Trong một số trường hợp ung thư dạ dày giai đoạn muộn, phẫu thuật góp phần giảm tắc nghẽn hoặc chảy máu do khối u gây ra.

Chỉ định phẫu thuật ung thư dạ dày phụ thuộc vào giai đoạn bệnh, vị trí khối u, tình trạng sức khỏe tổng quát và khả năng đáp ứng điều trị của mỗi bệnh nhân. Do đó, bạn cần được bác sĩ chuyên khoa kiểm tra, đánh giá tình trạng trước khi đưa ra phương pháp điều trị.

Phẫu thuật ung thư dạ dày là thủ thuật phức tạp, nhất là ở bệnh nhân lớn tuổi, mắc kèm nhiều bệnh nền. Một số biến chứng sau phẫu thuật ung thư dạ dày có thể xảy ra như rò miệng nối, chảy máu trong, nhiễm trùng, hội chứng dumping, viêm phổi sau phẫu thuật. Hiện, với sự phát triển của y học hiện đại, tỷ lệ thành công khi phẫu thuật ung thư dạ dày được nâng cao, đặc biệt là khi kết hợp điều trị đa mô thức (phẫu thuật, hóa trị, xạ trị khi cần thiết) giúp giảm nguy cơ biến chứng.

Bệnh nhân ung thư dạ dày trước phẫu thuật cần thực hiện đầy đủ xét nghiệm cận lâm sàng như nội soi, CT, sinh thiết, xét nghiệm máu... Song song, người bệnh nên ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, ngủ nghỉ khoa học để tăng sức đề kháng. Sau phẫu thuật, người bệnh cần theo dõi sát các dấu hiệu sinh tồn và biến chứng tại bệnh viện trong 7-10 ngày đầu.

Người bệnh nên ưu tiên chế độ ăn lỏng, dễ tiêu trong những tuần đầu, sau đó tăng dần lượng và đa dạng thức ăn theo chỉ dẫn của bác sĩ, chú ý tái khám định kỳ để theo dõi khả năng phục hồi và phát hiện tái phát sớm. Một số người bệnh sau phẫu thuật có thể cần hóa trị bổ trợ.

Để phòng ngừa ung thư dạ dày, mỗi người nên duy trì chế độ dinh dưỡng lành mạnh, nhiều quả tươi và rau xanh, nhất là quả có múi như cam, chanh, bưởi để bổ sung chất chống oxy hóa, vitamin C, vitamin E và beta-caroten bảo vệ niêm mạc dạ dày. Tránh ăn mặn, thực phẩm chế biến sẵn vì dễ kích thích niêm mạc dạ dày, làm tăng nguy cơ viêm loét.

Người mắc nhiễm trùng vi khuẩn HP, viêm loét dạ dày, nên điều trị dứt điểm, kiểm soát nguy cơ tái phát. Hạn chế tối đa rượu bia, không hút thuốc lá bởi đây là hai yếu tố nguy cơ cao dẫn đến ung thư dạ dày.

Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thế Thu
Khoa Ung bướu, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội

Độc giả đặt câu hỏi về bệnh ung thư tại đây để bác sĩ giải đáp
 
 
 
logo
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI ĐẠI SÀN

GPĐKKD: 0103884103 do sở KH & ĐT TP Hà Nội cấp lần đầu ngày 29/06/2009.

Địa chỉ: Gian số L4-07 tầng 4, nơ-2 - Gold Season,  47 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội

MIỀN BẮC

Địa chỉ Showroom: D11-47 KĐT Geleximco Lê Trọng Tấn, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại  Điện thoại: 1900 98 98 36

MIỀN NAM

Địa chỉ VPGD: 57/1c, Khu phố 1, Phường An Phú Đông, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại  Email: info@daisan.vn