Nhảy đến nội dung
 

Khi nào bị tiêu chảy nên đi khám?

Tiêu chảy là tình trạng đi ngoài phân lỏng hoặc toàn nước, xảy ra từ 3 lần trở lên trong một ngày. Ảnh: Freepik.

Tiêu chảy là tình trạng đi ngoài phân lỏng hoặc toàn nước, xảy ra từ 3 lần trở lên trong một ngày. Tiến sĩ, dược sĩ Nguyễn Trang Thúy, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, cho biết đây là vấn đề sức khỏe rất phổ biến mà hầu hết mọi người đều từng gặp phải ít nhất một lần trong đời.

Tiêu chảy có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, phổ biến nhất gồm:

Khi nào có thể điều trị tại nhà?

Theo tiến sĩ Thúy, phần lớn trường hợp tiêu chảy nhẹ có thể được chăm sóc tại nhà bằng cách:

Bù nước và điện giải: Uống nhiều nước, nước trái cây pha loãng, soda không caffeine hoặc nước súp. Dung dịch oresol là lựa chọn hiệu quả. Nước tiểu màu vàng nhạt là dấu hiệu bạn đã uống đủ nước.

Ăn uống nhẹ nhàng: Ưu tiên thực phẩm dễ tiêu như chuối, cơm, khoai tây, mì, bột yến mạch, rau luộc. Tránh đồ chiên rán, sữa, cà phê và rượu cho đến khi khỏi hẳn.

Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Bạn nên đến cơ sở y tế nếu có các dấu hiệu sau:

Bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm máu hoặc phân để xác định nguyên nhân và mức độ mất nước. Hướng xử trí có thể bao gồm:

Trong cuốn sách Sống khỏe mạnh không phụ thuộc vào thuốc, giáo sư Ryoko Chiba cho rằng nguyên tắc cơ bản khi sử dụng thuốc trong cuộc sống thường ngày chính là “ngắn và cụ thể”. Khi nào bị bệnh thì uống thuốc. Hết bệnh thì nhanh chóng ngừng thuốc. Tuy nhiên, nếu chỉ thay đổi mỗi cách sử dụng thuốc thì chúng ta không thể khỏe mạnh lên. Để thật sự khỏe mạnh, mỗi chúng ta cũng cần thay đổi cả thói quen sống và cách suy nghĩ của mình.