Nhảy đến nội dung
 

Khi cả gia đình cùng đi nghe giao hưởng

Một concert nghệ thuật đưa giao hưởng ra khỏi nhà hát, đến gần cộng đồng qua hình thức tương tác và kể chuyện cổ tích bằng âm nhạc, có thể mở lối cho sản phẩm kinh tế đêm.

Khi hơn 3.200 khán giả đổ về Nhà thi đấu Hồ Xuân Hương (TP.HCM) trong hai đêm giữa tháng 7-2025 để sống trọn vẹn trong thế giới cổ tích của Once Upon A Time - Disney’s Dream Magic in Concert. 

Đây là một chương trình đã đưa giao hưởng ra khỏi nhà hát, đến gần cộng đồng qua hình thức tương tác và kể chuyện cổ tích bằng âm nhạc.

Những chương trình như của OrcheStars, một đơn vị biểu diễn tư nhân trẻ tổ chức, đã đặt ra một câu hỏi: Nếu giao hưởng không còn nằm trong bốn bức tường nhà hát, mà bước ra không gian mở, tương tác, gần gũi và giàu cảm xúc, thì tại sao chúng ta không biến chính nghệ thuật thành sản phẩm du lịch đêm?

Từ “nhạc của thượng lưu” đến cả gia đình cùng thưởng thức

Giao hưởng, nhạc kịch hay nghệ thuật thính phòng... vốn bị xem là “xa xỉ phẩm” trong đời sống văn hóa đô thị, không phải vì giá vé cao, mà vì khoảng cách về cảm thụ, không gian và cách tổ chức. 

"Once Upon A Time" đã phá vỡ định kiến đó bằng một đêm nhạc kể chuyện cổ tích theo cách dễ hiểu, dễ yêu và dễ đồng cảm: trẻ em được mời lên sân khấu, gia đình cùng xuất hiện trong clip trình chiếu trực tiếp, âm nhạc Disney vang lên qua dàn nhạc IPO với nhạc trưởng trẻ Dustin Tiêu đầy năng lượng. 

Gần ba tiếng đồng hồ, người xem tiếp nhận các tiết mục một cách nhẹ nhàng, ngôn ngữ âm nhạc trở thành tiếng nói chung cho người xem trong nước và quốc tế. Khán giả đã cùng sống lại qua các bài hát trong những bộ phim hoạt hình trứ danh của hãng Disney, khoảng về ngôn ngữ cũng được xóa nhòa. 

Một concert nghệ thuật tương tác theo cách làm mới, đã đưa trải nghiệm văn hóa trở thành sản phẩm dịch vụ du lịch, hướng đến cả người dân địa phương lẫn cộng đồng người nước ngoài đang sống tại TP.HCM.

Mở lối cho phát triển công nghiệp văn hóa 

Báo cáo của Ngân hàng Thế giới từng nhấn mạnh vai trò của “công nghiệp sáng tạo” trong đô thị hóa bền vững. 

Với TP.HCM, nơi đang đặt mục tiêu phát triển kinh tế đêm thành một động lực tăng trưởng, những chương trình nghệ thuật như “Once Upon A Time” hay những chương trình nghệ thuật về đêm có thể là lời giải trong dài hạn. 

Chúng ta không cần đầu tư hạ tầng lớn, không gây áp lực giao thông như lễ hội ngoài trời quy mô khủng, vẫn có thể tạo nên giá trị cảm xúc cao, dễ lan tỏa trên mạng xã hội. Đó đều là yếu tố cốt lõi để thu hút du khách thế hệ mới.

Không phải ngẫu nhiên mà mô hình “concert tương tác” đang được các thành phố như Seoul, Tokyo hay Melbourne đẩy mạnh như một phần chiến lược làm mới du lịch nội đô. TP.HCM hoàn toàn có thể đi theo hướng đó, nếu chính sách văn hóa và du lịch biết hỗ trợ và trao cơ hội thử nghiệm cho những đơn vị sáng tạo.

Thực tế, để có được một chương trình giao hưởng duy trì theo thời gian, đơn vị tổ chức phải xoay xở từ việc thuê địa điểm cho đến xin phép biểu diễn, tổ chức hậu cần như một sự kiện thể thao. Điều đó cho thấy vẫn còn khoảng trống trong cơ chế cấp phép, hỗ trợ logistics cho các chương trình biểu diễn sáng tạo ngoài khung truyền thống.

 
 
 
logo
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI ĐẠI SÀN

GPĐKKD: 0103884103 do sở KH & ĐT TP Hà Nội cấp lần đầu ngày 29/06/2009.

Địa chỉ: Gian số L4-07 tầng 4, nơ-2 - Gold Season,  47 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội

MIỀN BẮC

Địa chỉ Showroom: D11-47 KĐT Geleximco Lê Trọng Tấn, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại  Điện thoại: 1900 98 98 36

MIỀN NAM

Địa chỉ VPGD: 57/1c, Khu phố 1, Phường An Phú Đông, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại  Email: info@daisan.vn