Nhảy đến nội dung
 

Khách Trung Quốc ngày càng 'khó chiều'

Trung Quoc anh 1

Đầu tháng 6, Guzheng Sheng, 36 tuổi, đến từ tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), lần đầu du lịch Việt Nam. Trong hành trình hơn một tuần, anh dành phần lớn thời gian khám phá Hà Nội và các địa phương lân cận.

"Tôi chọn Việt Nam vì khoảng cách địa lý gần, có thể nhập cảnh dễ dàng qua đường bộ, chi phí hợp lý và đặc biệt là có nhiều bãi biển, danh thắng đẹp", Guzheng nói với Tri Thức - Znews.

Guzheng nằm trong hơn 2,7 triệu lượt khách Trung Quốc đến Việt Nam trong 6 tháng đầu năm, theo Cục Thống kê. Con số này chưa thể vượt năm 2019 (trước Covid-19), nhưng phần nào phản ánh sự tăng trưởng nhanh chóng trở lại của một trong những thị trường gửi khách hàng đầu đến Việt Nam.

"Lượng khách Trung Quốc trong 6 tháng đầu năm chiếm gần 30% tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam, đây là một tín hiệu tích cực. Tuy nhiên, nhìn dưới góc độ tổng thể, chúng tôi cho rằng đây mới chỉ là bước khởi đầu trong hành trình phục hồi toàn diện của thị trường Trung Quốc, nhất là khi so sánh với mức độ tăng trưởng trước đại dịch", bà Nguyễn Nguyệt Vân Khanh, Giám đốc Ban Tiếp thị - Công ty Du lịch Vietravel, chia sẻ.

Trung Quoc anh 2Trung Quoc anh 3Trung Quoc anh 4Trung Quoc anh 5

Trên chuyến tàu liên vận Trung Quốc - Việt Nam đầu tiên được khôi phục sau 5 năm gián đoạn. Ảnh: Xinhua/Lu Boan.

Không quá bất ngờ

Trung Quốc mở cửa biên giới từ đầu năm 2023 sau đại dịch Covid-19, song lượng khách đến Việt Nam trong hai năm 2023 - 2024 chưa phục hồi như thời kỳ đỉnh cao năm 2019. Trong giai đoạn này, Hàn Quốc giữ vững vị trí thị trường gửi khách lớn nhất.

Tuy nhiên, bước sang 2025, cục diện đã thay đổi.

Theo Cục Thống kê, tháng đầu năm 2025, đất nước tỷ dân soán ngôi Hàn Quốc, về lại vị trí dẫn đầu thị trường gửi khách quốc tế đến Việt Nam. Trung Quốc chỉ thua Hàn Quốc trong tháng tiếp theo, sau đó liên tục có những cú lội ngược dòng.

LƯỢNG DU KHÁCH TRUNG QUỐC ĐẾN VIỆT NAM TRONG 6 THÁNG ĐẦU NĂM
Nguồn: Cục Thống kê Việt Nam
NhãnTháng 1Tháng 2Tháng 3Tháng 4Tháng 5Tháng 6

Lượt khách 574.95380.745630.898368.074407.572364.801

Ở chiều ngược lại, Bộ Văn hóa và Du lịch Trung Quốc cho biết Việt Nam nằm trong những điểm đến quốc tế yêu thích của khách Trung Quốc, bên cạnh Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Australia, Campuchia và Nga.

Theo ông Phạm Anh Vũ, Phó tổng giám đốc Công ty Du lịch Việt, so với thời điểm trước dịch, đơn vị ước tính mức phục hồi khách Trung đạt khoảng 70-80% và đang tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ trong những tháng cuối năm.

LƯỢNG KHÁCH TRUNG QUỐC ĐẾN VIỆT NAM QUA MỘT SỐ NĂM
Nguồn: Cục Thống kê Việt Nam
Nhãn201520162017201820192020202220232024

Triệu lượt 1.772.6944.965.80.870.121.743.73

Cục trưởng Cục Du lịch Quốc gia Nguyễn Trùng Khánh nhận định trong bối cảnh hiện tại, có nhiều yếu tố tạo nên sức hút của du lịch Việt Nam đối với khách Trung Quốc. Không chỉ kết nối đường bay, hai nước còn có lợi thế về du lịch đường bộ, đường biển và mới đây khôi phục tuyến đường sắt liên vận sau 5 năm gián đoạn vì Covid-19.

Sắp tới, 2 quốc gia tiếp tục có những tuyến giao thông kết nối giữa tỉnh Vân Nam, tỉnh Quảng Tây đến một số tỉnh, thành ở Việt Nam và ngược lại.

Trung Quoc anh 6

Phương Mỹ Chi đón ca sĩ Khả Lâu (Trung Quốc) đến TP.HCM, ngày 15/7. Ảnh: Phương Mỹ Chi.

Về phía đơn vị lữ hành, bà Khanh nêu 3 yếu tố chính góp phần thúc đẩy lượng khách Trung Quốc đến Việt Nam tăng mạnh trong thời gian qua.

Trong khi đó, ông Vũ cho rằng vị trí địa lý gần gũi; chi phí du lịch hợp lý, phù hợp với nhiều phân khúc khách hàng; sự tương đồng về văn hóa, lịch sử và ẩm thực cũng là những điểm mạnh thu hút du khách Trung Quốc đến Việt Nam.

"Trước thực tế một số điểm đến lân cận như Campuchia, Thái Lan gần đây xảy ra một số sự cố ảnh hưởng đến tâm lý du khách, Việt Nam nổi lên như một điểm đến an toàn và thân thiện", đại diện Du lịch Việt nói.

Trung Quoc anh 7

Du khách Trung Quốc vui chơi tại TP.HCM hồi tháng 10/2024 Ảnh: Linh Huỳnh.

Khách Trung Quốc dần khó chiều?

Theo đại diện Vietravel, thị hiếu của du khách Trung Quốc đã thay đổi rõ rệt. Doanh nghiệp đánh giá thị trường Trung Quốc có nhu cầu đa dạng và mức độ phân hóa cao. Ở phân khúc phổ thông, yếu tố giá cả vẫn được ưu tiên, trong khi nhóm khách cao cấp hoặc đi công tác lại đòi hỏi dịch vụ linh hoạt, cá nhân hóa và chuyên nghiệp hơn.

Đồng quan điểm, ông Vũ cho hay so với các thị trường khác, khách Trung Quốc hậu Covid-19 đặc biệt chú trọng đến yếu tố an toàn, sức khỏe và chất lượng trải nghiệm. Họ ưu tiên du lịch theo nhóm nhỏ hoặc đi tự túc, tìm kiếm thông tin qua mạng xã hội và có xu hướng đặt dịch vụ trực tuyến ngày càng nhiều.

Trung Quoc anh 8

Vợ chồng du khách Trung Quốc tham quan TP.HCM, tháng 10/2024. Ảnh: Linh Huỳnh.

Ở góc độ quản lý Nhà nước, Cục trưởng Cục Du lịch Quốc gia cho biết để mối quan hệ hợp tác du lịch giữa Việt Nam và Trung Quốc đi vào chiều sâu, cần tăng cường trao đổi thông tin, đặc biệt là nắm bắt rõ nhu cầu, thị hiếu của từng nhóm du khách.

"Chúng tôi đề nghị 2 bên phối hợp xây dựng các chương trình, sản phẩm du lịch phù hợp với từng đối tượng khách, đồng thời hỗ trợ tổ chức các hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch một cách bài bản và thường xuyên tại mỗi nước", ông Nguyễn Trùng Khánh nói.

Cục trưởng cũng nhấn mạnh vai trò của việc chia sẻ thông tin kịp thời về các sự kiện, hội chợ, lễ hội, hội thảo chuyên ngành để doanh nghiệp 2 bên có thể cùng tham gia, tăng cường liên kết, mở rộng mạng lưới đối tác và thúc đẩy hợp tác hiệu quả hơn trong giai đoạn phục hồi và tăng trưởng bền vững.

Travel blogger truyền cảm hứng du lịch qua những câu chuyện đầy màu sắc về những điểm đến mới lạ, những trải nghiệm độc đáo mà họ khám phá được trong hành trình. Những bài viết, video hay hình ảnh của họ không chỉ mang lại kiến thức về địa lý, mà còn khơi gợi niềm đam mê khám phá thế giới. Đọc sách là một phần không thể thiếu trong hành trình này, giúp họ tìm hiểu sâu sắc hơn về văn hóa, lịch sử và con người ở mỗi nơi.

Mục Du lịch - Ẩm thực giới thiệu chân dung travel blogger kiêm tác sách, những con người lan tỏa nguồn cảm hứng xê dịch và tiếp nạp tri thức.

> Xem thêm: Travel blogger Đinh Hằng: Thật khó để cô đơn khi du lịch một mình

 
 
 
logo
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI ĐẠI SÀN

GPĐKKD: 0103884103 do sở KH & ĐT TP Hà Nội cấp lần đầu ngày 29/06/2009.

Địa chỉ: Gian số L4-07 tầng 4, nơ-2 - Gold Season,  47 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội

MIỀN BẮC

Địa chỉ Showroom: D11-47 KĐT Geleximco Lê Trọng Tấn, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại  Điện thoại: 1900 98 98 36

MIỀN NAM

Địa chỉ VPGD: 57/1c, Khu phố 1, Phường An Phú Đông, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại  Email: info@daisan.vn