Nhảy đến nội dung
 

Khách sạn 5 sao Trung Quốc bán cơm hộp, đồ ăn vỉa hè để tồn tại

Đầu tháng 7, khách sạn Zhongwu tại thành phố Thường Châu (tỉnh Giang Tô, Trung Quốc) gây bất ngờ khi khai trương quầy bán đồ ăn vỉa hè ngay trước cửa. Cơ sở lưu trú này được đánh giá 5 sao, xếp thứ 2 trong top 10 khách sạn cao cấp của thành phố trên nền tảng Trip.com.

Các món ăn bình dân được chính đầu bếp nhà hàng khách sạn chế biến và phục vụ trong các hộp cơm có giá 20-100 tệ, theo SCMP.

"Trước tiên phải giải quyết bài toán tồn tại. Nếu ngay cả vấn đề sống còn còn chưa xử lý được, còn nói được điều gì khác?", ông Chen Yonghua, quản lý khách sạn Zhongwu, nói.

Động thái của Zhongwu phản ánh tình hình kinh doanh u ám đang bao trùm phân khúc lưu trú cao cấp ở Trung Quốc. Người tiêu dùng ngày càng thắt chặt chi tiêu trong bối cảnh kinh tế tăng trưởng chậm và mức thu nhập không ổn định.

Theo nền tảng dữ liệu Hotel House, giá phòng trung bình tại Trung Quốc đại lục năm 2024 chỉ đạt 118 tệ, giảm 9,7% so với năm trước. Tỷ lệ lấp đầy phòng cũng giảm còn 58,8%, thấp hơn 2,5% so với cùng kỳ.

khach san Trung Quoc anh 1khach san Trung Quoc anh 2

Gian hàng bán đồ ăn vỉa hè của khách sạn Zhongwu tại Thường Châu, ngày 3/7. Ảnh: SCMP.

Doanh thu từ dịch vụ ăn uống vốn được xem là một nguồn thu chính khác của khách sạn hiện dần thu hẹp.

Số liệu từ khách sạn Beijing Hotay Grand Ceremony cho thấy trong năm 2024, các khách sạn cao cấp chỉ đạt doanh thu trung bình 10,21 triệu tệ từ mảng ẩm thực, giảm mạnh so với 12,37 triệu tệ năm 2023 và thấp hơn 38,3% so với năm 2019, trước đại dịch Covid-19.

Mặc dù chính phủ Trung Quốc đã triển khai nhiều biện pháp kích cầu, tâm lý e dè và mức sống suy giảm khiến người tiêu dùng ưu tiên lựa chọn bình dân thay vì lối sống xa hoa.

Tại các thành phố lớn như Thượng Hải và Bắc Kinh, ngành ẩm thực cao cấp đã sụt giảm mạnh trong vài năm qua. Nhiều nhà hàng sang trọng phải đóng cửa khi thực khách cắt giảm chi tiêu.

Sáng kiến bán đồ ăn vỉa hè của khách sạn Zhongwu nhanh chóng "gây sốt" trong tháng 7. Sau một tuần, khách sạn đã thiết lập 20 nhóm WeChat, mỗi nhóm tối đa 500 thành viên, để chia sẻ thực đơn và thời gian bán hàng.

Một clip hậu trường lan truyền trên mạng xã hội ghi lại hình ảnh bếp trưởng từng đạt giải thưởng "Ngọc trai đen" (giải thưởng ẩm thực cao cấp tại Trung Quốc, tương đương Michelin) đích thân xào cơm chiên bán với giá chỉ 28 tệ/suất.

Các suất ăn được người dân tranh nhau đặt trước và thường bán hết chỉ sau 5 phút mở đơn. Mỗi chiều, khách sạn phát 100 phiếu mua hàng cho khách đến xếp hàng trực tiếp.

Không chỉ Zhongwu, ít nhất 33 khách sạn khác tại Thường Châu, gồm cả những tên tuổi lớn như khách sạn Wenpu, Hilton và Fudu Qingfeng cũng mở quầy đồ ăn vỉa hè.

khach san Trung Quoc anh 3

Các suất cơm hộp của khách sạn Zhongwu được bán tại Thường Châu ngày 5/7. Ảnh: SCMP.

Ông Dun Zhengnan, Giám đốc ẩm thực tại khách sạn Zhengzhou Tiandilisheng, cho rằng việc đầu bếp khách sạn 5 sao nấu ăn trên vỉa hè dễ tạo sự tò mò với người đi đường, đồng thời là hình thức tiếp thị giá rẻ nhưng hiệu quả cao.

"Chỉ cần một clip ghi lại cảnh nấu ăn là có thể lan truyền mạnh mẽ, giúp khách sạn tiếp cận được nhóm khách hàng mới mà không cần quảng cáo đắt tiền", ông Dun nói.

Tuy nhiên, "sóng gió" trong ngành khách sạn cao cấp tại Trung Quốc vẫn chưa dừng lại. Hồi tháng 5, quốc gia này cấm cán bộ sử dụng ngân sách cho tiệc tùng xa xỉ trong khuôn khổ chiến dịch kiểm soát chi tiêu công.

Quy định này bao gồm cấm uống rượu tại các bữa ăn công vụ, được chính quyền địa phương thực thi nghiêm ngặt. Chuyên gia nhận định các nhà hàng bình dân có thể hưởng lợi từ chính sách, nhưng phân khúc ăn uống cao cấp và phục vụ khách doanh nghiệp sẽ chịu thiệt hại lớn.

Du lịch là để tận hưởng hay sống ảo?

Theo TS Đặng Hoàng Giang - tác giả cuốn sách Vẻ đẹp của cảnh sắc tầm thường - việc chạy theo những gì được cho là đẹp theo tiêu chuẩn số đông đang phá vỡ sự nguyên sơ, gây tổn hại nghiêm trọng đến hệ sinh thái tự nhiên.

Mục Du lịch - Ẩm thực giới thiệu nội dung buổi chia sẻ của tác giả Đặng Hoàng Giang về quan điểm du lịch đang khiến con người quên đi việc tận hưởng vẻ đẹp của thiên nhiên.

> Đọc tiếp: Hệ luỵ của du lịch 'sống ảo'

 
 
 
logo
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI ĐẠI SÀN

GPĐKKD: 0103884103 do sở KH & ĐT TP Hà Nội cấp lần đầu ngày 29/06/2009.

Địa chỉ: Gian số L4-07 tầng 4, nơ-2 - Gold Season,  47 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội

MIỀN BẮC

Địa chỉ Showroom: D11-47 KĐT Geleximco Lê Trọng Tấn, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại  Điện thoại: 1900 98 98 36

MIỀN NAM

Địa chỉ VPGD: 57/1c, Khu phố 1, Phường An Phú Đông, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại  Email: info@daisan.vn