Vượt cả Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản, Việt Nam vào top 7 thế giới trong lĩnh vực quan trọng, sắp tạo thay đổi lớn

Việt Nam vào top 7 quốc gia dẫn đầu thế giới trong một lĩnh vực quan trọng.
Theo báo cáo về những kết quả hoạt động, sử dụng Internet cũng như những tài nguyên của Internet Việt Nam năm 2024 do Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC), Việt Nam đã thực hiện chuyển đổi mạng internet Việt Nam sang ứng dụng địa chỉ giao thức internet thế hệ mới (Ipv6).
Tiêu chuẩn công nghệ về IPv4 đã dừng phát triển từ 11/2016 (Ủy ban kiến trúc Internet IAB công bố). Các tiêu chuẩn mới cho IPv6, IPv6 only đã được hoàn thiện, ứng dụng rộng rãi để phát triển Internet thế hệ mới, Internet công nghiệp, IoT, Cloud, 5G, 6G…
IPv6 là yếu tố cơ bản, thiết yếu của hạ tầng Internet, hạ tầng số, các dịch vụ số, dựa trên ứng dụng công nghệ IPv6 có thể sáng tạo, tạo ra nhiều giá trị mới.
Chuyển đổi IPv6 là xu thế tất yếu để phát triển Internet vạn vật, Internet công nghiệp với các dịch vụ mới như IoT, Cloud Computing, 5G/6G.
VNNIC cho biết, Việt Nam được đánh giá là một trong những nước đi đầu trong việc chuyển đổi IPv4 sang IPv6. Đến cuối năm 2024, tỷ lệ sử dụng IPv6 tại Việt Nam đạt 65.5%, đứng thứ hai ASEAN và top 7 quốc gia cao nhất toàn cầu (cao hơn cả Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Anh và Pháp ), tăng 2 bậc so với năm 2023, vượt chỉ tiêu năm (65%). Tổng số mạng ASN độc lập là 864, số mạng sử dụng IP độc lập đạt 1.148, vượt chỉ tiêu giai đoạn 2021 - 2025.
IPv6 ứng dụng cho Internet công nghiệp và Internet vạn vật trong Internet công nghiệp (IIoT) là bước đi đầu tiên mở ra bước phát triển đột phá cho nghiên cứu và đổi mới sáng tạo. Hiện nay, Việt Nam tiếp tục thúc đẩy triển khai IPv6 only cho giai đoạn 2026 - 2030, mở ra không gian mới về Internet, phát triển Internet công nghiệp, đổi mới sáng tạo tạo ra dịch vụ mới.
Mới đây, tại Hội nghị Internet 2025, ông Nguyễn Trường Giang, Phó giám đốc Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) cho biết, Việt Nam đang trong bước chuyển quan trọng của hạ tầng số - từ nền tảng kết nối truyền thống sang kết nối vạn vật: thiết bị, cảm biến, hệ thống kết nối, sản xuất thông minh. Internet công nghiệp (Industrial Internet) không chỉ là xu hướng, mà là nền tảng cốt lõi cho đổi mới mô hình tăng trưởng, hiện đại hóa sản xuất, phát triển đô thị thông minh, giao thông thông minh, y tế thông minh…
Điều này đòi hỏi Internet phải lớn hơn - nhanh hơn - thông minh hơn - an toàn hơn, gắn kết chặt chẽ giữa hạ tầng mạng: IPv6, 5G, IX, tài nguyên số IP6/IPv6 only và dịch vụ, dữ liệu: Cloud, AI, IoT, DNS an toàn, chính sách quản lý - tiêu chuẩn mở - hợp tác quốc tế. Do đó, việc chuyển đổi lên IPv6 là một việc quan trọng góp phần tạo thay đổi lớn cho Internet công nghiệp Việt Nam,
VNNIC đã đề ra lộ trình chuyển đổi IPv6 only, trong đó 2025-2030 là giai đoạn thí điểm, nhân rộng và tăng tốc và mục tiêu 2030-2032 sẽ chuyển đổi toàn diện, từng bước không sử dụng IPv4.. VNNIC cũng sẽ kết hợp với các nhà nghiên cứu và doanh nghiệp để phát triển thêm các dịch vụ Internet liên quan.
Theo đó, VNNIC đặt mục tiêu chuyển hoàn toàn sang IPv6 vào năm 2032, từng bước loại bỏ IPv4, để thúc đẩy Internet công nghiệp.
Ngoài ra, 2025 là năm cuối cùng để thực hiện 3 bước cuối trong 3 Giai đoạn – 10 bước chuyển đổi IPv6 trong cơ quan nhà nước. Đối với CQNN, chuyển đổi IPv6 cho hạ tầng số kết hợp với tái cấu trúc hạ tầng mạng theo hướng hiện đại, an toàn từ gốc, phục vụ phát triển lâu dài hoạt động mạng, dịch vụ của CQNN.
Trong giai đoạn tới, Việt Nam thực hiện chuyển đổi toàn diện sang sử dụng IPv6, đóng góp quan trọng trong việc triển khai IPv6 từ năm 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, Việt Nam sẽ chuyển đổi hoàn toàn mạng Internet Việt Nam sang dùng duy nhất giao thức Internet thế hệ mới (IPv6).
Cùng với đó, hoàn thành cơ bản việc chuyển đổi IPv6 trên toàn quốc cho IoT di động và có khả năng phân bổ địa chỉ IPv6 cho người dùng loT di động. Trong lĩnh vực nhà thông minh, thúc đẩy hoàn thành quá trình chuyển đổi IPv6 trong các nền tảng nhà thông minh, các đầu cuối cảm biến IoT gia đình và hỗ trợ quản lý truy cập dựa trên IPv6.