Vụ bê bối tình dục chấn động cộng đồng Phật giáo Thái Lan

Lòng tôn kính với các nhà sư đã ăn sâu vào xã hội Thái Lan, song một vụ bê bối tình tiền gần đây đã khiến nhiều người mất lòng tin vào giới tăng lữ Phật giáo của nước này.
![]() |
Wilawan Emsawat (giữa) tại Cục Điều tra Trung ương ở Bangkok. Ảnh: Bangkok Post. |
Trong lúc điều tra tung tích của nhà sư Phra Thep Wachirapamok, cảnh sát đã lần ra một vụ bê bối tình dục làm rung chuyển Thái Lan. Tuần vừa qua, giới chức bắt giữ Wilawan Emsawat (khoảng 30 tuổi) với cáo buộc quan hệ tình dục với ít nhất 11 nhà sư.
Wilawan bị truy tố với các tội danh tống tiền, rửa tiền và chiếm đoạt tài sản. Cảnh sát cho rằng Wilawan đã "dụ dỗ" nhiều nhà sư vào các mối quan hệ tình ái rồi tống tiền bằng hàng nghìn bức ảnh thân mật, buộc họ chi trả những khoản tiền khổng lồ nhằm che giấu sự việc.
Theo cảnh sát, chỉ trong vòng 3 năm qua, Wilawan nhận tổng cộng khoảng 385 triệu baht (tương đương 11,9 triệu USD), phần lớn số tiền này “nướng” vào các trang web cờ bạc trực tuyến. Khi bị thẩm vấn, Wilawan thừa nhận có quan hệ với 2 nhà sư và một giáo sư về tôn giáo. Wilawan cũng chia sẻ mình nhận được những món quà xa xỉ, gồm một chiếc Mercedes-Benz SLK200 và "hàng triệu" baht, dưới hình thức chuyển khoản và một thẻ ngân hàng cá nhân. Vụ bê bối khiến nhiều người dân Thái Lan phẫn nộ, khi lo ngại địa vị của giới tăng lữ Phật giáo đang tạo điều kiện cho họ tránh khỏi sự giám sát của công chúng. Theo Guardian, công chúng đặt câu hỏi tại sao các nhà sư - những người được cho là sẽ tuân thủ truyền thống sống độc thân và kiềm chế ham muốn tình dục của Phật giáo Nguyên thủy - lại đi chệch khỏi đức tin xa tới vậy.Tiền bạc, quyền lực và danh hiệuVụ bê bối thống trị truyền thông Thái Lan suốt thời gian qua, khiến ít nhất 9 trụ trì và nhà sư bị cách chức và phải hoàn tục. Một nhà sư đối mặt với cáo buộc biển thủ công quỹ chùa và sai phạm công vụ, trong khi nhiều người khác vẫn đang bị điều tra. Người này thừa nhận “vay tiền” từ quỹ chùa để giúp Wilawan kinh doanh. Phật giáo Nguyên thủy vốn là xương sống tinh thần của bản sắc Thái Lan trong hơn 2 thiên niên kỷ qua. Ảnh: Reuters. Tuần trước, quyền Thủ tướng Phumtham Wechayachai ra lệnh xem xét thắt chặt các luật hiện hành liên quan đến nhà sư và chùa chiền, đặc biệt về tài chính. Trong khi đó, Nhà vua Maha Vajiralongkorn đã hủy lời mời hơn 80 nhà sư dự lễ sinh nhật lần thứ 73 sắp tới, với lý do "những hành vi không phù hợp gây tổn hại về tinh thần cho người dân Thái Lan".Cảnh sát Thái Lan tuyên bố sẽ tiếp tục điều tra “trên khắp cả nước” và sẽ lập một trang Facebook để người dân báo cáo về hành vi sai trái của các nhà sư.Văn phòng Phật giáo Quốc gia Thái Lan khẳng định sẽ điều tra tận cùng các nhà sư bất kể cấp bậc và cam kết “khôi phục niềm tin của công chúng”. Họ cũng đề xuất về tội danh hình sự với người làm hoen ố danh tiếng của Phật giáo, bao gồm cả hành vi sai trái về tình dục.Phật giáo Nguyên thủy vốn là xương sống tinh thần của bản sắc Thái Lan trong hơn 2 thiên niên kỷ qua. Tôn giáo này định hình luật pháp quốc gia, cấm uống rượu vào các ngày lễ tôn giáo và bảo vệ các vật linh thiêng. Theo truyền thống, nam giới Thái Lan phải xuất gia ít nhất một lần trong đời, kéo dài từ vài tuần tới hàng chục năm. Giới tăng lữ bị ràng buộc bởi 227 quy tắc nghiêm ngặt, gồm lệnh cấm thủ dâm, chạm vào phụ nữ và thậm chí trực tiếp cầm đồ vật từ tay phụ nữ. Các nhà sư sống nhờ vào cúng dường cùng khoản trợ cấp 170 USD/tháng. Họ cũng nhận một số khoản phí từ bài giảng hoặc làm lễ. Với những nhà sư có cấp bậc cao hoặc nổi tiếng, họ có thể được các cá nhân giàu có tặng hàng chục nghìn baht, thậm chí nhiều hơn. Hồi đầu tháng 7, trụ trì một ngôi chùa nổi tiếng ở Bangkok gây kinh ngạc khi tiết lộ bị mất cắp 10 triệu baht tiền mặt và thỏi vàng để trong phòng.Trong khi phần lớn bài viết tập trung vào Wilawan, Paiwan Wannabud - người tu hành 20 năm trước khi xuất gia vào năm 2021 - cho rằng vụ việc đặt ra những câu hỏi quan trọng về "tiền bạc, quyền lực và danh hiệu" cho phép hành vi như vậy. Quan điểm này cũng được phản ánh trong các bài xã luận gần đây trên truyền thông Thái Lan.“Khi sự suy đồi đạo đức của giới tăng lữ bị phơi bày, chính người phụ nữ phải gánh chịu hậu quả, còn các nhà sư chỉ là nạn nhân thôi sao”, nhà bình luận Sanitsuda Ekachai viết trên tờ Bangkok Post.Một bài xã luận khác do đài truyền hình PBS đăng tải đã "cảm ơn" Wilawan: "Nếu không có cô ấy, những hành vi sai trái này có lẽ đã không bao giờ được đưa ra ánh sáng”."Lòng thành kính với Phật giáo vẫn kiên định"Đây không phải lần đầu tiên các nhà sư Thái Lan dính bê bối. Năm 2017, cảnh sát đã đột kích chùa Wat Dhammakaya ở phía bắc Bangkok, bắt giữ trụ trì vì cáo buộc rửa tiền 33 triệu USD tiền công đức. Hồi tháng 5, giới chức bắt giữ một nhà sư với cáo buộc biển thủ gần 10 triệu USD cho mạng lưới cờ bạc trực tuyến.Tuy nhiên, ông Paiwan Wannabud khẳng định công chúng vẫn có niềm tin vào Phật giáo dù lòng tin vào các nhà sư đã suy giảm."Vụ án này không đại diện cho toàn bộ Phật giáo", cảnh sát trưởng quốc gia Kitrat Panphet phát biểu hôm 17/7. "Vụ án này chỉ liên quan đến một vài cá nhân làm điều sai trái". Các nhà sư Thái Lan sống nhờ vào cúng dường cùng khoản trợ cấp khiêm tốn 170 USD/tháng. Ảnh: Reuters.Camphun Parimiphut - nhân viên bảo vệ 52 tuổi đến từ Maha Sarakham ở đông bắc Thái Lan - cho biết: “Phật giáo là về giáo lý”.Vì những bê bối tham nhũng, ông hiện tránh bỏ tiền công đức, thay vào đó chỉ cúng dường thực phẩm. Lòng thành kính của ông với Phật giáo vẫn luôn kiên định. “Bạn có thể mất niềm tin vào các nhà sư, nhưng đừng bao giờ quên đi giáo lý Phật giáo. Phật giáo dạy ta cách sống tốt”, ông nói.Sách hay về Đông Nam ÁĐể giúp độc giả hiểu thêm về Đông Nam Á, Tri Thức - Znews giới thiệu ba cuốn sách của Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia về chủ đề này: “Cạnh tranh Trung - Ấn tại Đông Nam Á”, “Gắn kết và chủ động thích ứng: Tầm nhìn và triển vọng của ASEAN sau năm 2025” và “Đông Nam Á học - Một số vấn đề về ngôn ngữ và văn hóa”.> Độc giả có thể xem thêm tại đây.