Vingroup đề xuất chuyển đổi xe điện, mỗi năm bán được bao nhiêu xe?

Vingroup đã đề xuất loạt chính sách hỗ trợ chuyển đổi xe điện ở Hà Nội khi VinFast vẫn đang tăng đầu tư, mở rộng sản xuất, dẫn đầu thị phần trong nước.
![]() |
VinFast - công ty con của Vingroup - đang là nhà sản xuất xe điện dẫn đầu thị phần trong nước. Ảnh: Bnews. |
Trong văn bản gửi UBND TP Hà Nội ngày 21/7, Tập đoàn Vingroup - công ty mẹ của VinFast - đã đề xuất nhiều giải pháp nhằm hỗ trợ người dân chuyển đổi phương tiện từ động cơ đốt trong sang xe điện.
Các đề xuất này bao gồm chính sách hỗ trợ vay trả góp lãi suất thấp, giảm giá bán trực tiếp, miễn phí sạc, chia sẻ doanh thu hấp dẫn với tài xế công nghệ...
Hà Nội, với đặc thù dân cư đông đúc, tốc độ đô thị hóa nhanh, hiện là một trong những nơi tiêu thụ xe máy và ôtô nhiều nhất cả nước. Việc VinFast hỗ trợ chính sách để người dân Thủ đô chuyển đổi từ xe sử dụng động cơ đốt trong sang xe điện, có thể mang lại cho hãng cơ hội mở rộng tệp khách, tăng độ phủ sóng của thương hiệu, về lâu dài sẽ mang lại hiệu quả kinh doanh tích cực.
Tăng đầu tư, mở rộng sản xuất
Các đề xuất phục vụ lộ trình chuyển đổi quy mô lớn diễn ra trong bối cảnh VinFast đang tăng tốc đầu tư mở rộng sản xuất. Trong nước, hãng sở hữu 2 tổ hợp sản xuất chính đặt tại Hải Phòng và Hà Tĩnh, mỗi nơi đảm nhiệm một số dòng sản phẩm khác nhau.
Tại Hải Phòng, nhà máy VinFast đã đi vào vận hành từ năm 2019 với công suất ban đầu 250.000 xe ôtô và 250.000 xe máy điện mỗi năm. Tuy nhiên đầu năm nay, VinFast đã điều chỉnh dự án, nâng công suất ôtô lên 500.000 xe/năm. Đồng thời, hãng cũng dự kiến tăng công suất xe máy và xe đạp điện lên 1 triệu chiếc/năm, gấp 4 lần hiện tại.
Các hạng mục mở rộng tại đây gồm nhà xưởng mới, dây chuyền tự động hóa cao với tỷ lệ robot hóa đạt 98%, hệ thống đúc nhôm - nhựa và khuôn mẫu hiện đại. Tổ hợp cũng áp dụng điện mặt trời áp mái công suất 30.000 kWp để tiết giảm chi phí và phát triển bền vững.
![]() |
Khu vực đặt nhà máy VinFast tại đảo Cát Hải, TP Hải Phòng. Ảnh: VinFast. |
Nhà máy VinFast tại khu kinh tế Vũng Áng (Hà Tĩnh) được khánh thành vào cuối tháng 6 vừa qua, tức chỉ sau 7 tháng xây dựng. Giai đoạn một, nhà máy có công suất 200.000 ôtô điện/năm, tập trung sản xuất các mẫu xe cỡ nhỏ như VF 3, Minio Green, EC Van và một số mẫu mới đang trong lộ trình phát triển
Tổng diện tích nhà máy tại Hà Tĩnh là 36 ha, được vận hành bằng công nghệ từ các tập đoàn ABB, Durr, Fanuc và Siemens. Nhà máy dự kiến tạo ra khoảng 6.000 việc làm trực tiếp ngay ở giai đoạn đầu và có thể mở rộng quy mô lao động tới 15.000 người trong tương lai. Sự hiện diện của VinFast Hà Tĩnh cũng tạo động lực thu hút các doanh nghiệp đối tác xây dựng nhà máy trong khu công nghiệp, hình thành chuỗi cung ứng đồng bộ, hướng tới nâng tỷ lệ nội địa hóa ôtô điện vượt mức 80% vào năm 2026.
Hiện tại, ngoài 2 nhà máy trong nước, VinFast đang triển khai xây dựng thêm 3 nhà máy tại Ấn Độ, Indonesia và Mỹ, trong đó 2 nhà máy tại Ấn Độ và Indonesia dự kiến đi vào hoạt động trong năm nay.
Song song với việc nâng công suất, VinFast cũng mở rộng hạ tầng trạm sạc để đáp ứng nhu cầu sử dụng xe điện trên toàn quốc. Tính đến nay, hãng đã lắp đặt 150.000 cổng sạc trên khắp cả nước, bao phủ hầu hết trung tâm thương mại, chung cư, bãi đỗ xe công cộng và quốc lộ.
Để chủ động nguồn năng lượng cho chiến lược phát triển xe điện toàn quốc, Vingroup đã đề xuất rót tới 25-30 tỷ USD đầu tư vào hàng loạt dự án điện tái tạo và điện LNG trong giai đoạn 2025-2030. Dẫn đầu thị phần, tăng tốc bán hàng giữa áp lực tài chính Về doanh số bán hàng, tính đến hết tháng 6, VinFast là nhà sản xuất dẫn đầu tuyệt đối trên thị trường ôtô điện Việt Nam với khoảng 90% thị phần. So với toàn ngành ôtô trong nước nói chung, hãng xe của tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng ghi nhận mức tiêu thụ mạnh nhất, chiếm gần 27% thị phần quý II, theo báo cáo của VAMA.Năm 2024, doanh số tiêu thụ ôtô và xe buýt điện của VinFast đạt hơn 97.400 chiếc, tăng tới 179% so với năm liền trước. Doanh số tiêu thụ xe máy điện dù giảm 2%, vẫn đạt 71.000 chiếc.Năm nay, riêng trong tháng 6, doanh nghiệp đã giao 11.382 xe ôtô điện, nâng tổng lượng tiêu thụ 6 tháng đầu năm lên 67.569 xe, tăng gần gấp đôi cùng kỳ 2024. Không tiết lộ doanh số xe máy điện nửa đầu năm nay, nhưng theo chuyên trang xe máy Motorcycles Data, VinFast là nhà sản xuất xe 2 bánh chiếm thị phần lớn thứ 3 trong nước và đạt mức tăng trưởng cao nhất, lên tới 501% sau nửa năm.Trong 6 tháng qua, Honda, Yamaha và VinFast cũng là 3 thương hiệu có nhiều phương tiện 2 bánh đăng ký mới nhất. DOANH SỐ TIÊU THỤ ÔTÔ, XE MÁY ĐIỆN CỦA VINFAST NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY VinFast tuyên bố chuyển đổi thành nhà sản xuất xe điện từ tháng 7/2022. Nguồn: BCTN DN. Nhãn202220232024 Ôtô, xe buýt điện chiếc 74003490097400 Xe máy điện 600007250071000 Ngoài bán lẻ xe cho người tiêu dùng cá nhân, VinFast còn có đầu ra lớn từ tệp khách hàng doanh nghiệp, đặc biệt là Xanh SM - hãng taxi điện, xe ôm công nghệ và cho thuê xe do GSM vận hành. Trong đó, GSM là doanh nghiệp do ông Phạm Nhật Vượng sáng lập. Đây là nhóm khách hàng mua xe số lượng lớn, góp phần đáng kể vào sản lượng tiêu thụ và giúp VinFast gia tăng hiện diện nhờ tần suất sử dụng cao. Không chỉ tập trung thị trường nội địa, VinFast đang đẩy mạnh xuất khẩu xe điện sang Indonesia, Philippines, Ấn Độ, Bắc Mỹ và châu Âu, đồng thời vẫn tiếp tục đánh giá các thị trường tiềm năng ở châu Âu, châu Á, Trung Đông và châu Phi. Tuy vậy, khoảng 90% doanh số của hãng vẫn đến từ thị trường Việt Nam, cho thấy vai trò trung tâm của thị trường nội địa của hãng trong ngắn hạn. Năm nay, mục tiêu của VinFast là bán 200.000 xe điện. Doanh nghiệp cũng đặt tham vọng mở rộng mạng lưới phân phối tại châu Âu, Mỹ và ASEAN thông qua các đối tác đại lý tại từng khu vực. Tại ĐHĐCĐ hồi tháng 4, ông Phạm Nhật Vượng cho biết trong tương lai, doanh thu chính của VinFast sẽ đến từ thị trường quốc tế bởi dung lượng thị trường xe ôtô ở thị trường Việt Nam chỉ khoảng 450.000-500.000 xe/năm, trong khi dung lượng thị trường thế giới lên tới 70-80 triệu xe/năm. Dù tăng trưởng mạnh về sản lượng và doanh thu, VinFast vẫn ghi nhận khoản lỗ lớn trong báo cáo tài chính. Quý I vừa qua, hãng đạt doanh thu thuần 16.306 tỷ đồng, tăng 150% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, nhà sản xuất xe điện này vẫn hoạt động dưới giá vốn với khoản lỗ gộp 5.737 tỷ đồng trong quý. Lợi nhuận sau khi trừ thuế thu nhập doanh nghiệp ở mức âm 17.694 tỷ đồng.Dù vậy, biên lợi nhuận gộp của VinFast đã cải thiện lên -35% so với mức -58,7% trong quý I năm ngoái và -79,1% trong quý liền trước, nhưng vẫn chưa đạt điểm hòa vốn.Theo ông Phạm Nhật Vượng, nếu đạt mục tiêu bán ra 200.000 xe điện năm nay, VinFast sẽ đạt điểm hòa vốn tại thị trường Việt Nam. Tại thời điểm cuối quý I, VinFast có tổng tài sản hơn 158.000 tỷ đồng, trong đó khoản nợ vay tài chính có phát sinh lãi suất là hơn 60.700 tỷ đồng.Nhà sáng lập Phạm Nhật Vượng từng nhiều lần nói về tham vọng và khát vọng của VinFast. Vị doanh nhân giàu có nhất Việt Nam thẳng thắn thừa nhận nếu vì mục đích kiếm tiền, ông cũng như Tập đoàn mẹ - Vingroup - sẽ không làm VinFast. Trong báo cáo thường niên năm 2024 công bố gần đây, vị tỷ phú đã nêu thông điệp: "VinFast không chỉ là một dự án kinh doanh, mà còn là sứ mệnh cống hiến nhằm đưa ngành sản xuất Việt Nam vươn tầm quốc tế, kiến tạo một hệ sinh thái xanh bền vững cho đời",
Tính đến ngày 31/5, ông Phạm Nhật Vượng và Vingroup đã giải ngân hơn 51.000 tỷ đồng dưới dạng các khoản tài trợ không hoàn lại, cho vay. Trong đó, lãnh đạo tập đoàn cho biết sẽ tiếp tục đồng hành đến khi VinFast đạt điểm hòa vốn và tự chủ tài chính. Tri Thức - Znews giới thiệu độc giả Tủ sách kiến thức kinh tế với đa dạng cuốn sách, câu chuyện trong lĩnh vực kinh doanh, kinh tế. Những cuốn sách, câu chuyện trong Tủ sách không đơn thuần là những tác phẩm của tri thức mà còn chứa đựng bí quyết, kinh nghiệm quý báu từ các tác giả, nhà quản lý có uy tín và kinh nghiệm lâu năm trong ngành.
Đọc sách không chỉ giúp tiếp cận những kiến thức mới mà còn giúp mở rộng tầm nhìn và phát triển bản thân. Tủ sách kiến thức kinh tế mong muốn lan tỏa tri thức trong lĩnh vực kinh doanh, đồng thời phát triển văn hóa đọc cho người Việt.