Nhảy đến nội dung
 

Vì sao Cần Thơ chưa thành trung tâm động lực phát triển Đồng bằng sông Cửu Long?

Thành phố Cần Thơ chưa thể hiện vai trò trung tâm động lực phát triển Đồng bằng sông Cửu Long vì hạ tầng giao thông chưa đáp ứng nhu cầu phát triển, theo chuyên gia.

Sáng 28.7, tại Hà Nội, Thành ủy Cần Thơ phối hợp Hội đồng Lý luận Trung ương tổ chức hội nghị xin ý kiến các cơ quan Trung ương góp ý dự thảo văn kiện Đại hội đảng bộ TP.Cần Thơ lần thứ XV, nhiệm kỳ 2025 - 2030.

Góp ý tại hội nghị, PGS-TS Hoàng Phúc Lâm, Phó giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, cho rằng, sau khi hợp nhất 3 địa phương Sóc Trăng, Hậu Giang, Cần Thơ, thành phố Cần Thơ mới cần phải trở thành trung tâm động lực của vùng, dẫn dắt cả vùng Đồng bằng sông Cửu Long dựa trên các thế mạnh của từng địa phương.

"Cần Thơ chưa trở thành trung tâm động lực của vùng Đồng bằng sông Cửu Long vì hạ tầng giao thông chưa đáp ứng nhu cầu phát triển. Hiện tại, hàng hóa lớn từ các tỉnh vẫn phải đưa lên TP.HCM để xuất khẩu", ông Lâm nói và cho rằng, cần đầu tư cho hạ tầng giao thông của thành phố.

"Nếu cảng Cần Thơ, cảng Trần Đề (Sóc Trăng cũ) được đầu tư nâng cấp, kết nối với các tuyến cao tốc, đường sắt tốc độ cao và hàng không, Cần Thơ sẽ trở thành đầu mối giao thông quan trọng nhất của cả khu vực Đồng bằng sông Cửu Long", ông Lâm phân tích.

Ông cũng góp ý, Cần Thơ cần nỗ lực để hiện thực hóa chủ trương xây dựng tuyến đường sắt cao tốc từ TP.HCM tới TP.Cần Thơ. Vì hiện nay chủ trương đã có song để thúc đẩy triển khai, rất cần sự nỗ lực của thành phố.

Cạnh đó, ông Lâm cũng cho rằng, tại Cần Thơ hiện chưa có nhà đầu tư tầm cỡ thế giới. Do đó, cần phải tạo điều kiện cơ sở hạ tầng để thu hút nhà đầu tư chiến lược vì sự phát triển lâu dài cho thành phố. Ông Lâm phân tích, hiện nhân lực của Đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu tập trung về TP.HCM. Nếu có nhà đầu tư chiến lược đến thì công nhân của 3 tỉnh này có thể làm việc trực tiếp tại vùng, không phải đi lên TP.HCM làm việc.

Ông dẫn chứng, Singapore rất quan tâm đầu tư phát triển điện gió tại Sóc Trăng, nếu thu hút được đầu tư, không chỉ cung cấp cho vùng mà còn có thể xuất khẩu điện gió.

Ông Trần Văn Lâm, Ủy ban Công tác đại biểu Quốc hội, cũng trăn trở việc làm sao để phát triển Cần Thơ trở thành trung tâm, động lực của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Ông đề nghị, để có thể tạo đột phá cho Cần Thơ trong giai đoạn tới, cần bổ sung vào văn kiện các chính sách đặc thù để phát triển Cần Thơ.

Ông cho rằng, trong nhiệm kỳ này Quốc hội đã có nghị quyết đặc thù phát triển TP.Cần Thơ tuy nhiên, các chính sách xây dựng chưa nhiều, chưa thực sự chất lượng. Cùng đó, vấn đề tổ chức thực hiện chưa phải đã tốt, hiệu quả nên tác động và hiệu quả chưa cao.

Từ đó, ông Lâm cho rằng thành phố Cần Thơ cần xác định một nghị quyết đặc thù phát triển thành phố là điểm nhấn có thể tạo đột phá trong nhiệm kỳ tới.

Dự thảo báo cáo chính trị xác định, đến năm 2030, thành phố Cần Thơ phấn đấu trở thành một cực phát triển của quốc gia, trung tâm động lực của vùng, phát triển nhanh, bền vững, cân bằng tổng thể, toàn diện cả 3 lĩnh vực: kinh tế, văn hóa xã hội và môi trường.

 
 
 
logo
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI ĐẠI SÀN

GPĐKKD: 0103884103 do sở KH & ĐT TP Hà Nội cấp lần đầu ngày 29/06/2009.

Địa chỉ: Gian số L4-07 tầng 4, nơ-2 - Gold Season,  47 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội

MIỀN BẮC

Địa chỉ Showroom: D11-47 KĐT Geleximco Lê Trọng Tấn, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại  Điện thoại: 1900 98 98 36

MIỀN NAM

Địa chỉ VPGD: 57/1c, Khu phố 1, Phường An Phú Đông, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại  Email: info@daisan.vn