Nhảy đến nội dung
 

Trung tâm Khám phá vũ trụ tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc sẽ mở cửa từ tháng 9 tới

Thông tin chia sẻ tại tọa đàm "Đưa công nghệ vũ trụ trở thành động lực phát triển mới", do báo Tiền Phong tổ chức sáng 24-7 cho biết.

Trao đổi tại tọa đàm, ông Lý Hoàng Tùng - phó vụ trưởng Vụ Khoa học kỹ thuật và Công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ - cho biết phát triển công nghệ vũ trụ là yêu cầu cấp thiết, đảm bảo an ninh, chủ quyền quốc gia, phát triển kinh tế - xã hội, khẳng định vị thế Việt Nam trên trường quốc tế.

Đối với phát triển nhân lực hạ tầng, nội dung trọng tâm trọng điểm trong phát triển khoa học công nghệ vũ trụ đó là đào tạo chuyên gia, các nhà khoa học, các trường đại học cũng mở các mã ngành mới để đào tạo, thu hút người trẻ.

Tuy nhiên ông cho biết có một thực trạng là giới trẻ ít tham gia các ngành này. Hiện nay Chính phủ đang tiếp tục đầu tư có trọng điểm cho Trung tâm Vũ trụ Việt Nam, nâng cấp phòng thí nghiệm, tập trung nghiên cứu công nghệ vũ trụ…

TS Nguyễn Lương Quang, chuyên gia đến từ Viện Năng lượng nguyên tử và năng lượng thay thế - CEA Paris-Saclay của Pháp, cho biết trong quá trình hợp tác với một số cơ quan nghiên cứu của Việt Nam, ông nhận ra cơ chế đầu tư (về khoa học) của Việt Nam vẫn bị hạn chế.

Theo ông, ngành vật lý thiên văn đòi hỏi đầu tư trang thiết bị lớn hơn nhiều so với những ngành khác. Bài toán thứ hai vẫn là thương mại hóa. Chỉ thương mại hóa mới có thể thu hút được nhân tài. Nếu không có nơi cho người trẻ làm việc thì họ không muốn học.

"Tôi cho rằng một số cơ quan cần làm việc với nhau để tạo vườn ươm khoa học công nghệ. Đại sứ quán Mỹ hằng năm tổ chức cuộc thi NASA Space Apps Challenge, nhưng chỉ dừng lại ở việc cho phép sinh viên phát triển ý tưởng từ dữ liệu của NASA. Chúng ta cần làm những điều trên để tạo ra hệ sinh thái đủ lớn", ông Quang nói.

PGS.TS Phạm Anh Tuấn - tổng giám đốc Trung tâm Vũ trụ Việt Nam - cho rằng muốn phá vỡ rào cản, khó khăn và thúc đẩy sự phát triển ngành công nghệ vũ trụ cần xây dựng chiến lược dài hạn, không chỉ ở mức 10 năm mà phải dài hơi hơn, đến năm 2040, 2050 và có cơ chế đảm bảo tài chính đi theo chiến lược.

Theo ông, hiện tại việc điều phối các hoạt động vũ trụ còn phân mảnh giữa các bộ, ngành. Ủy ban Vũ trụ Việt Nam mới chỉ đang hoạt động ở mức "như một ban chỉ đạo", mang tính tư vấn và phối hợp.

"Để tạo ra một sức mạnh tổng hợp, cần xây dựng một cơ quan hàng không vũ trụ quốc gia", ông nói và lấy ví dụ từ các quốc gia như Philippines, nơi có một cơ quan vũ trụ quốc gia trực thuộc chính phủ để điều hành tập trung, có luật vũ trụ.

Trước dự báo kinh tế vũ trụ toàn cầu sẽ đạt 1.400 tỉ USD vào năm 2030, các tỉ phú công nghệ hàng đầu thế giới đều đang đầu tư mạnh mẽ vào lĩnh vực này, ông cho rằng đã đến lúc Việt Nam cần xác định vũ trụ không chỉ là công nghệ chiến lược mà còn là một ngành kinh tế tiềm năng. 

Việc xây dựng một chiến lược quốc gia về kinh tế vũ trụ sẽ mở ra những cơ hội phát triển mới, từ ứng dụng vệ tinh, viễn thông, đến các dịch vụ liên quan.

Ông cho biết thêm, dự kiến tháng 9 tới, Trung tâm Khám phá vũ trụ tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc sẽ được cấp phép đầy đủ và mở cửa hằng ngày cho công chúng, đặc biệt là thế hệ trẻ đến tham quan và khơi dậy niềm đam mê khoa học.

 
 
 
logo
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI ĐẠI SÀN

GPĐKKD: 0103884103 do sở KH & ĐT TP Hà Nội cấp lần đầu ngày 29/06/2009.

Địa chỉ: Gian số L4-07 tầng 4, nơ-2 - Gold Season,  47 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội

MIỀN BẮC

Địa chỉ Showroom: D11-47 KĐT Geleximco Lê Trọng Tấn, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại  Điện thoại: 1900 98 98 36

MIỀN NAM

Địa chỉ VPGD: 57/1c, Khu phố 1, Phường An Phú Đông, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại  Email: info@daisan.vn