Nhảy đến nội dung
 

Thực hư 'cây nhân tạo' lọc không khí hiệu quả gấp 1.000 lần cây thật?

Mạng xã hội đang lan truyền thông tin cho rằng Đại học Columbia đã phát minh ra 'cây nhân tạo' có khả năng làm sạch không khí hiệu quả gấp 1.000 lần cây thật.

Trong tháng 7 này, nhiều người dùng mạng xã hội chia sẻ hình ảnh các cấu trúc khổng lồ có hình dáng kỳ lạ, kèm chú thích đây là "cây nhân tạo" do nhà khoa học Klaus Lackner và Đại học Columbia (Mỹ) phát minh, có khả năng loại bỏ CO₂ hiệu quả gấp 1.000 lần cây thật.

Một bài đăng trên mạng xã hội X về phát minh này thu hút hơn 26.000 lượt thích. Trên Facebook, nhiều tài khoản cũng lan truyền thông tin tương tự và nhận được sự quan tâm lớn.

Tuy nhiên, ngày 16-7, các chuyên gia kiểm chứng của Snopes cho biết các bài đăng này pha trộn giữa thông tin đúng và sai.

Snopes đã kiểm chứng các chi tiết liên quan đến nghiên cứu và phát minh "cây nhân tạo" trong các bài đăng.

Theo đó, vào năm 2022, công ty tư nhân Carbon Collect (Ireland) phối hợp với ông Klaus Lackner để phát triển nguyên mẫu đầu tiên của MechanicalTree (cây cơ học), được đặt trong khuôn viên Đại học bang Arizona (Mỹ), nơi ông Lackner đang giảng dạy.

Cây cơ học này trông không có gì giống với những cấu trúc kỳ lạ trong hình ảnh được lan truyền trên mạng xã hội.

Cây cơ học thật sự trông như một ống kim loại cao khoảng 2,75m và có thể nâng cao lên hơn 10,05m, để lộ ra các đĩa được thiết kế để thu thập carbon.

Carbon Collect đã đăng một video trên trang web, cho thấy "cây cơ học" vươn lên tối đa chiều cao.

Theo công ty, cây cơ học có khả năng lọc carbon hiệu quả hơn 1.000 lần so với cây thật cùng kích thước.

Năm 2024, Carbon Collect phát triển thế hệ cây cơ học thứ hai, kỳ vọng sẽ thương mại hóa từ năm 2025.

Ngày 28-4, báo The State Press dẫn lời ông Pól Ó Móráin - giám đốc điều hành Carbon Collect - cho biết nguyên mẫu đầu tiên sẽ được thay thế bằng thế hệ thứ hai "trong vài tháng tới".

Cây nhân tạo trong nghiên cứu của giáo sư Lackner được đặt tại Đại học bang Arizona. Vậy vì sao trên mạng xã hội lại lan truyền rằng nó đặt tại Đại học Columbia? Và tại sao hình ảnh lan truyền lại khác với nguyên mẫu thật?

Theo chuyên gia Snopes, ông Lackner nảy ra ý tưởng cây nhân tạo khi còn làm việc tại Phòng thí nghiệm quốc gia Los Alamos (Mỹ) vào thập niên 1990. Năm 2001, ông chuyển đến Đại học Columbia để tiếp tục phát triển nghiên cứu.

Trang tiểu sử ông Lackner trên trang web Đại học Columbia từng dẫn lời ông: "Phác họa đầu tiên của tôi trông giống một chiếc âm thoa hoặc khung thành, ở giữa có màng giống cửa chớp lật".

Một ảnh đồ họa thiết kế theo mô tả này từng xuất hiện trong một bài báo năm 2004 thuộc kho lưu trữ của Đại học Columbia. Hình ảnh lan truyền trên mạng xã hội hiện nay có thể là bản sao từ ảnh cũ, thậm chí do trí tuệ nhân tạo (AI) tạo ra.

Dù trong thời gian ông Lackner làm việc tại Đại học Columbia, trường này từng đưa tin về hy vọng biến ý tưởng thành hiện thực, nhưng thực tế ông chưa bao giờ hoàn thành hay lắp đặt nguyên mẫu cây cơ học tại đây.

 
 
 
logo
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI ĐẠI SÀN

GPĐKKD: 0103884103 do sở KH & ĐT TP Hà Nội cấp lần đầu ngày 29/06/2009.

Địa chỉ: Gian số L4-07 tầng 4, nơ-2 - Gold Season,  47 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội

MIỀN BẮC

Địa chỉ Showroom: D11-47 KĐT Geleximco Lê Trọng Tấn, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại  Điện thoại: 1900 98 98 36

MIỀN NAM

Địa chỉ VPGD: 57/1c, Khu phố 1, Phường An Phú Đông, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại  Email: info@daisan.vn