Thấy gì qua bài cảnh báo từ nhà cung cấp kem trị mụn cho chị em?

Trong thông điệp gửi đến người tiêu dùng và cơ quan chức năng mới đây, một doanh nghiệp công nghệ hướng về cộng đồng này đã phải đưa ra cảnh báo rất đáng lo ngại. Đầu tiên là cảnh báo về việc bị giả mạo quảng cáo sai sự thật, tiếp theo là cảnh báo về những shop bán hàng giả, hàng nhái.
Đó là Công ty CP Công nghệ Chăm sóc Sức khỏe (HECATECH.,JSC), có trụ sở chính tại Hà Nội và được biết đến là một trong những chuyên gia hàng đầu cung cấp giải pháp về sức khỏe cho phụ nữ. Trong các sản phẩm ra thị trường hiện nay thì xịt khử mùi cơ thể được chị em khắp nơi ưa chuộng và hào hứng tin dùng. Tuy nhiên, tình trạng giả mạo "như sóng cồn nổi lên" trên thế giới phẳng khiến doanh nghiệp không thể ngồi yên.
Gây hiểu lầm nghiêm trọng cho người tiêu dùng
Phía đại diện Công ty Hecatech cho biết: "Hiện nay, trên TikTok xuất hiện nhiều video sử dụng hình ảnh KOL/KOC nổi tiếng nhằm giới thiệu sản phẩm Beucare. Tuy nhiên, chúng tôi xin khẳng định những KOL/KOC này hoàn toàn không có một hợp tác gì với Beucare. Các video đang lan truyền là sản phẩm cắt ghép bằng công nghệ trí tuệ nhân tạo AI, được dựng lại từ các tài khoản AFF không thuộc hệ thống chính thống của thương hiệu. Những nội dung này có thể sai lệch về công dụng, giá cả, và đặc biệt là nguồn gốc sản phẩm, gây hiểu lầm nghiêm trọng cho người tiêu dùng".
Đáng lo ngại, ngoài những video giả, các tổ công tác thị trường của công ty còn phát hiện và ghi nhận nhiều shop bán hàng giả, hàng nhái dưới danh nghĩa Beucare. "Trong video, chúng tôi sẽ hiển thị một số tên shop vi phạm để người tiêu dùng nhận biết và tránh xa. Bởi lẽ, những shop này không thuộc hệ thống phân phối của Beucare. Sản phẩm không đảm bảo chất lượng và tất nhiên tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho da và sức khỏe", đại diện công ty khẳng định. Trước mắt, trong khi chờ đợi cơ quan chức năng vào cuộc xử lý rốt ráo những hành vi vi phạm, Beucare khuyến nghị chị em phụ nữ chỉ mua sản phẩm tại các kênh chính hãng shop mall, không mua hàng tại shop hàng giả hàng nhái và mua hàng từ các video có mặt KOL này.
Trên hệ thống thông tin mạng xã hội của công ty, thương hiệu Beucare cũng phát đi lời cảnh báo gửi tới phái đẹp lâu nay tin dùng sản phẩm của mình. Lời cảnh báo nêu rõ: "Mới đây, Beucare ghi nhận một số cá nhân, là bên thứ ba làm giả sản phẩm Beucare, gây nguy hại đến sức khỏe người tiêu dùng. Sử dụng công nghệ AI để giả mạo video người nổi tiếng (KOLs), khiến khách hàng lầm tưởng là nội dung chính thức từ thương hiệu. Để khắc phục, Beucare đã tăng cường kiểm soát hệ thống Affliate, đồng thời nghiêm túc xử lý các hành vi lợi dụng hình ảnh thương hiệu sai lệch. Hy vọng các chị em cảnh giác và kiểm tra tính xác thực của các trang mua hàng, tránh tình trạng mua phải hàng giả hàng nhái. Hiện nhãn hàng đang làm việc với luật sư và cơ quan chức năng để xử lý các bên sản xuất và phân phối hàng giả, hàng nhái. Đồng thời làm việc trực tiếp với TikTok để báo cáo và xử lý nội dung vi phạm, ngăn chặn lan truyền thông tin giả mạo".
Lời xin lỗi và cam kết bảo vệ thương hiệu
Quyết liệt với nhiều biện pháp pháp lý cần thiết trong thời gian qua để bảo vệ thương hiệu, Beucare cũng nói lời chân thành xin lỗi trước công chúng "vì chưa kiểm soát kịp thời các nội dung từ một số đối tác tiếp thị (AFF), dẫn đến hiểu lầm và ảnh hưởng đến trải nghiệm của người tiêu dùng". Công ty cũng cho biết đã làm việc cùng đội ngũ pháp lý và luật sư để xử lý các trường hợp hàng giả, hàng nhái. Hiện tại đã gửi cảnh báo và yêu cầu gỡ bỏ tất cả nội dung sai lệch đến các tài khoản AFF vi phạm. Đồng thời hợp tác chặt chẽ với TikTok để kiểm duyệt, xóa bỏ các video giả mạo, xử lý triệt để tình trạng vi phạm. "Từ nay, Beucare sẽ siết chặt quản lý nội dung tiếp thị, đồng thời tăng cường bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và giá trị thương hiệu", công ty cam kết.
Trên thực tế, với những gì đã diễn ra trên dòng thời sự lúc này có thể thấy câu chuyện lội ngược dòng bảo vệ uy tín thương hiệu và lợi ích người tiêu dùng như Beucare cũng không phải là quá cá biệt.
Tín hiệu tốt ai cũng nhìn thấy rõ là khi công nghệ càng lúc càng mang nhiều hơn những tiện ích đến cho đời sống. Và thu nhập chính đáng từ các hoạt động tham gia quảng bá sản phẩm, xây kênh bán hàng… là đáng hoan nghênh với bất kỳ ai có khát vọng nâng cao chất lượng cuộc sống cho bản thân và gia đình mình. Tuy nhiên, nếu vì lòng tham mà bất chấp hậu quả, ngang nhiên xâm phạm lợi ích của cá nhân hay tổ chức khác thì rất cần sự nghiêm trị của pháp luật. Không lý nào người tốt phải vất vả chống đỡ kẻ gian, doanh nghiệp chân chính và người tiêu dùng phải mệt mỏi đối phó hàng gian hàng giả.